Thị Trường Giống, Phân Bón, Vật Tư Nông Nghiệp Giá Giảm, Chất Lượng Đảm Bảo

Đầu vụ sản xuất đông xuân 2014-2015, vấn đề giá cả và chất lượng giống, phân bón, vật tư nông nghiệp (VTNN) đang được nông dân rất quan tâm. Vì thế khi biết tin vụ đông xuân 2014 – 2015, giá giống, phân bón, VTNN giảm; còn chất lượng thì được các đơn vị sản xuất và cung ứng cam kết đảm bảo nên bà con rất phấn khởi.
Vụ đông xuân 2014 – 2015, toàn tỉnh ước gieo sạ 37.000ha lúa, với nhu cầu hạt giống khoảng 2.960 tấn và hơn chục nghìn tấn phân bón các loại. Để đáp ứng nhu cầu sản xuất của nông dân, Trung tâm Giống cây trồng vật nuôi tỉnh (Trung tâm) đảm bảo đáp ứng 1.000 tấn giống các loại; còn Công ty CP vật tư kỹ thuật nông lâm nghiệp Quảng Ngãi (Công ty) cung ứng 300 tấn giống, 4.000 tấn phân lân, 2.000 tấn phân NPK và 3.000 tấn Urê… Hiện giờ, các đơn vị trên đã tập kết sản phẩm về tận các thôn, xã thông qua kênh Hội nông dân, HTX, cửa hàng, đại lý… trong toàn tỉnh.
Giá giảm thì vui…
Đang loay hoay chất mấy bao phân kali, NPK và Urê lên xe nhưng lão nông Nguyễn Dũng ngụ xã Nghĩa Dũng (TP.Quảng Ngãi) vẫn vui vẻ góp chuyện. Rằng vụ đông xuân năm nay, ông gieo sạ 3 sào ruộng nên lượng phân bón cần là “mỗi loại một bao” gồm urê, lân và kali.
Để tiết kiệm chi phí, lại tránh mua phải hàng dỏm nên ông Dũng lên tận văn phòng Công ty CP Vật tư kỹ thuật nông lâm nghiệp Quảng Ngãi để mua. Khi nhìn bảng báo giá công ty niêm yết, ông Dũng như không tin vào mắt mình. Bởi “thật không ngờ giá các loại phân này lại giảm nhiều đến vậy...”, ông Dũng hồ hởi nói.
Quả thật với mức giá kali 390.000 đồng/bao 50 kg, giảm 100.000 đồng; Urê 415.000 đồng/bao 50kg, giảm 50.000 đồng, lân 150.000 đồng/bao 50kg… thì không chỉ ông Dũng, mà hầu hết nông dân trong tỉnh đều phấn khởi, vì điều này đã giúp họ đỡ phần nào gánh nặng chi phí đầu vụ.
Trong khi giá phân bón giảm mạnh thì, giá giống cũng giảm nhẹ. Theo Trung tâm thì hiện giờ, giá bán các loại giống bằng hoặc thấp hơn các năm từ 500 đồng/kg. Cụ thể, những giống phổ thông như ĐV108, HT1... có giá 13.000 đồng/kg; các giống chất lượng như KDđột biến, ĐB6, OM6976... từ 17.500 – 18.000 đồng/kg. Riêng giá các loại lúa lai cao hơn mọi năm, như Nhị ưu 838 tăng từ 55.000 đồng/kg lên 62.000 – 63.000 đồng/kg. Tuy nhiên, theo đánh giá của bà Nguyễn Thị Lan, ngụ xã Đức Chánh (Mộ Đức) thì dù giá giống giảm không đáng kể nhưng nó cũng giúp nông dân bớt bị chủ các cửa hàng, đại lý o ép. Bởi “giá giống cao, thế nào đại lý cũng vẽ chuyện hết hàng để làm khó tụi tôi”, bà Lan lý giải.
…nhưng vẫn chưa yên tâm về chất lượng
Tuy vui vì giá bán giảm nhưng nông dân cho rằng, điều họ lo nhất là chất lượng. Lo đến nỗi dù đã mua phân bón tại văn phòng Công ty nhưng lão nông Nguyễn Dũng bảo “vẫn chưa yên tâm”. Thế nên trước khi nhận hàng, ông Dũng nằng nặc nhờ tôi xem giúp bao bì có đúng là của Urê Phú Mỹ hay NPK Bình Điền không. Khi tôi bảo “hàng chính hãng 100%”, ông Dũng cười bảo “chỗ này tôi mua hoài nhưng cẩn thận vẫn hơn cô à”.
Theo ông Ngô Đình Nhung- Giám đốc Công ty thì những lo lắng, nghi ngại của nông dân là hoàn toàn có cơ sở; nhất là khi tình trạng hàng giả, hàng kém chất lượng, không nhãn mác đang được bày bán tràn lan.
Do đó, để củng cố niềm tin với nông dân, Công ty cam kết bán hàng “đúng giá, chất lượng đảm bảo” do những cơ sở sản xuất uy tín trong nước như Urê Hà Bắc, Phú Mỹ; NPK 5 lá, Bình Điền Quảng Trị, Sao Việt; Lân Ninh Bình, Long Thành… và các loại VTNN của Công ty CP bảo vệ thực vật An Giang, Vipesco (thuốc sát trùng Việt Nam) hay Nông Dược 2. Ngoài ra, để giúp nông dân tránh mua hàng dỏm giá cao, Công ty đã niêm yết công khai danh mục, xuất xứ và giá bán các loại sản phẩm phân bón, vật tư tại 6 cửa hàng ở các huyện Mộ Đức, Đức Phổ, Bình Sơn, Sơn Tịnh, Nghĩa Hành và TP.Quảng Ngãi.
Ngoài ra, để đảm bảo chất lượng các loại giống, phân bón, VTNN thì ngay từ đầu vụ, thanh tra Sở NN&PTNT cũng đã tiến hành nhiều đợt thanh kiểm tra ở tất cả các đơn vị, cơ sở sản xuất và cung ứng trên địa bàn tỉnh. Hy vọng rằng, sự vào cuộc kịp thời và nghiêm túc này sẽ giúp nông dân yên tâm, bớt nỗi lo mua phải hàng dỏm giá cao.
Nguồn bài viết: http://baoquangngai.vn/channel/2025/201412/thi-truong-giong-phan-bon-vat-tu-nong-nghiep-gia-giam-chat-luong-dam-bao-2357931/
Có thể bạn quan tâm
Bức xúc trước tình trạng nước thải ô nhiễm của các nhà máy xả trực tiếp ra sông làm chết cá, người nuôi cá mang cá chết đến đổ tại doanh nghiệp.

Đến hẹn lại lên, vào thời điểm này, khi nói đến vùng đất đầu nguồn sông Tiền Tân Châu (An Giang), ai cũng đều nghĩ đến hình ảnh những cánh đồng trắng xóa, hay bắt gặp hình ảnh mọi người đang trên những chiếc xuồng cùng với chài, lưới hay những ngư cụ khác để đánh bắt thủy sản, cùng với đó, là màu vàng của bông điên điển, là bông súng ngoi lên trên mặt nước hay những rau muốn đồng vượt nước non miểu, đó là những thứ mà thiên nhiên ban tặng cho những người nông dân mỗi khi lũ về. Và chắc hẳn, người dân xã Vĩnh Xương, nơi giáp với nước bạn Campuchia vẫn luôn được mọi người biết đến với nghề đánh bắt thủy sản và tên gọi cư dân vùng “rốn” lũ. Bởi lẽ, mùa nước lên cũng là thời điểm ăn nên làm ra của bà con nơi đây.

Cùng với việc thành lập hệ thống chi hội nghề cá cơ sở, giao quyền khai thác thủy sản trên vùng nước cho các tổ chức ngư dân, UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế còn thành lập 6 khu bảo vệ thủy sản (KBVTS), loại hình bảo tồn quy mô nhỏ dựa vào cộng đồng trên phá Tam Giang - Cầu Hai. Đây là hoạt động xã hội hóa trong công tác quản lý khai thác và bảo vệ bền vững nguồn lợi thủy sản vùng đầm phá lớn nhất Đông Nam Á.

Chiều ngày 3/9, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Dũng có cuộc họp với các đơn vị sở, ngành và phía Công ty TNHH MTV Việt - Úc Cà Mau về việc đầu tư một số dự án trên địa bàn tỉnh trong thời gian tới.

Tu hài là một loài nhuyễn thể sống ở biển và hiện đang được coi là một trong những sản phẩm vật nuôi mang lại nhiều lợi nhuận cho người dân ở vùng biển Quảng Ninh...