Thí Điểm Xây Dựng Mô Hình Trồng Cây Mắc Ca Ở Tây Bắc

Phó Thủ tướng Chính phủ Hoàng Trung Hải vừa có ý kiến về việc xây dựng mô hình phát triển cây mắc ca ở vùng Tây Bắc.Xét đề nghị của công ty Cổ phần xuất nhập khẩu nông sản chế biến; ý kiến của các Bộ: Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc xây dựng mô hình liên kết trồng cây mắc ca gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm phục vụ Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và tái cơ cấu nông nghiệp vùng Tây Bắc.
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan chỉ đạo Công ty cổ phần xuất nhập khẩu nông lâm sản chế biến và các tỉnh Tây Bắc triển khai thí điểm xây dựng mô hình trồng cây mắc ca gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm theo quy định tại Quyết định 27/QĐ-TTg ngày 5/1/2012 của Thủ tướng Chính phủ; trên cơ sở kết quả thí điểm sẽ đánh giá để phát triển rộng cho toàn vùng Tây Bắc.
Hiện nay, nhiều cây lấy hạt ở Việt Nam đã đạt đỉnh cao về kinh tế (như cà phê, hồ tiêu...) lại đang phải đối diện với thách thức do sự già cỗi của các vườn cây. Trong bối cảnh ấy, cây mắc ca nổi lên như một loại cây trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao với ưu thế vòng đời lên đến hơn 60 năm. Mắc ca là loại cây công nghiệp có giá trị kinh tế cao gấp đôi, thậm chí gấp ba cây cà phê, cây điều và lại có thị trường tiêu thụ rất lớn, hiện mức cung không đủ cầu.
Cây mắc ca có xuất xứ từ Úc. Với những giá trị dinh dưỡng vượt trội, hạt mắc ca được xếp vị trí hàng đầu trong các loại hạt và được mệnh danh là “hoàng hậu của các loại hạt”. Vỏ của quả mắc ca được dùng làm chất đốt, phân bón, chất bồi. Nhân hạt mắc ca dùng trong chế biến bơ, làm bánh kẹo, kem… Dầu chiết xuất từ nhân hạt mắc ca được dùng trong nhiều ngành công nghiệp, làm thức ăn chăn nuôi và dầu ăn.
Sau hơn 10 năm đưa vào trồng tại Việt Nam, diện tích mới đạt trên 2000 ha và có khoảng 10 giống mắc ca được đánh giá phù hợp với vùng Tây Nguyên, Tây Bắc.
Có thể bạn quan tâm

Tại hội thảo với chủ đề “Tăng cường tính cạnh tranh trong thị trường lúa gạo và chăn nuôi Việt Nam” tổ chức tại TP.Hồ Chí Minh mới đây, đại diện Hiệp hội Thức ăn chăn nuôi (TĂCN) thông tin

Sơn La là tỉnh có đất đai màu mỡ, tầng canh tác dày, hiện toàn tỉnh còn 80 vạn ha đất trống đồi núi trọc chưa được khai thác sử dụng. Trong đó 13,7 vạn ha đất và mặt nước có khả năng sản xuất nông nghiệp.

Chiều 23/9, Hội Nông dân tỉnh Hà Tĩnh tổ chức trao tặng xe chở rác và triển khai nhân rộng mô hình chăn nuôi liên kết theo chuỗi giá trị trên địa bàn xã Kỳ Thư (huyện Kỳ Anh).

Bây giờ, khi nói về nông thôn, chúng ta thường hay nói tới việc “Xây dựng nông thôn mới” với 5 nhóm cụ thể bao gồm 19 tiêu chí về quy hoạch; hạ tầng kinh tế - xã hội; kinh tế và tổ chức sản xuất; văn hóa - xã hội, môi trường; hệ thống chính trị xã hội.

Sau nhiều ngày mưa lớn, một số khu vực nội thành Hà Nội bị ngập nghiêm trọng, nhiều người đã đổ xô đi mua thực phẩm tích trữ dẫn đến giá thực phẩm, đặc biệt rau xanh tăng lên đột ngột.