Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn

Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn
Ngày đăng: 21/10/2013

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.

Mô hình gồm 10 hộ nghèo tham gia. Mỗi hộ được nhận 500 con lươn giống. Mật độ thả nuôi 1.000 con/m2. Mỗi hộ được hỗ trợ 2,4 triệu đồng (tiền con giống và tiền thức ăn), kinh phí do Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo hỗ trợ. Bà con nông dân có thể tận dụng các chuồng trại chăn nuôi gia súc cũ, hoặc làm các bể bằng xi măng, đào bể, trải bạt trên mặt đất; sau đó, dẫn nước ngọt vào bể. Mỗi ngày thay nước 1 lần, cho ăn 1 lần. Nguồn thức ăn chủ yếu từ nguồn cá vụn, cá tạp nấu chín, lươn giống sống rất tốt.

Trước khi nhận giống về nuôi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tập huấn cho các hộ nuôi về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn và cách phòng trừ dịch bệnh cho lươn; tổ chức tham quan thực tế mô hình nuôi lươn trên cạn tại tỉnh Vĩnh Long.

Lợi ích của mô hình nuôi lươn trên cạn là tiết kiệm được đất sản xuất, ít tốn công chăm sóc, ít có dịch bệnh xảy ra, thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định, lại phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Đây là mô hình ưu tiên cho các hộ nghèo ít đất sản xuất, giúp người dân có điều kiện thoát nghèo bền vững.


Có thể bạn quan tâm

Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái Tìm Hướng Đi Bền Vững Cho Cây Ăn Trái

Vườn cây ăn trái là thế mạnh của vùng ĐBSCL, thế nhưng nhiều năm qua, hàng loạt nông dân làm vườn lâm vào cảnh thua lỗ, nợ chất chồng bởi thực trạng “tới mùa, rớt giá” lặp đi lặp lại. Giải pháp nào giúp nông dân làm vườn sống được trên mảnh vườn của mình đang là vấn đề bức bách đặt ra.

14/10/2014
Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản Mô Hình Chuyển Đổi Đất Trồng Lúa Kém Hiệu Quả Sang Trồng Cỏ Nuôi Dê Sinh Sản

Dê là con vật dễ nuôi, khỏe mạnh, ít bệnh tật, tiêu hóa chủ yếu thức ăn xơ, không lệ thuộc vào thức ăn tinh, vốn đầu tư ít, không chiếm quá nhiều diện tích đất nên đang được nhiều hộ nông dân chọn nuôi. Mặt khác, dê thương phẩm đang có thị trường tiêu thụ rộng, giá bán khá cao từ 120-130 nghìn đồng/kg.

14/10/2014
Những Nông Dân Những Nông Dân "Vàng" Xứ Quảng

Ông Mậu vui vẻ cho hay: Cơ duyên đưa ông đến với nghề trồng thanh long ruột đỏ thật tình cờ. Cách đây 4 năm, số là một lần xem chương trình “Đấu trường 100, khi MC Thái Tuấn đưa câu hỏi “Thanh long ruột đỏ được trồng đầu tiên ở Việt Nam là ở địa phương nào?”.

14/10/2014
"Cơn Lốc" Bỏ Cao Su, Trồng Sắn

Mủ cao su 2 năm trở lại đây liên tục giảm. Người trồng cao su lại đua nhau chặt bỏ vườn cây được mệnh danh là “vàng trắng” để chuyển sang những cây trồng khác, như mì, mía.

14/10/2014
Không Nên Bán Cao Su Dưới 1.500 USD/tấn Không Nên Bán Cao Su Dưới 1.500 USD/tấn

Trong thông báo gửi cho giám đốc điều hành Tập đoàn Cao su Quốc tế (IRCo) mới đây, Hiệp hội Cao su Việt Nam cho biết, hiện nay hội viên và người trồng cao su Việt Nam đang gặp khó khăn do giá cao su thiên nhiên giảm xuống thấp hơn giá thành và đời sống nông dân cao su, người kinh doanh cao su đang bị ảnh hưởng nghiêm trọng.

14/10/2014