Thí Điểm Mô Hình Nuôi Lươn Trên Cạn

Đầu tháng 10-2013, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện Bình Đại (Bến Tre) phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư huyện Bình Đại tổ chức thí điểm mô hình nuôi lươn trên cạn cho hộ nghèo tại xã Phú Thuận.
Mô hình gồm 10 hộ nghèo tham gia. Mỗi hộ được nhận 500 con lươn giống. Mật độ thả nuôi 1.000 con/m2. Mỗi hộ được hỗ trợ 2,4 triệu đồng (tiền con giống và tiền thức ăn), kinh phí do Chương trình mục tiêu Quốc gia giảm nghèo hỗ trợ. Bà con nông dân có thể tận dụng các chuồng trại chăn nuôi gia súc cũ, hoặc làm các bể bằng xi măng, đào bể, trải bạt trên mặt đất; sau đó, dẫn nước ngọt vào bể. Mỗi ngày thay nước 1 lần, cho ăn 1 lần. Nguồn thức ăn chủ yếu từ nguồn cá vụn, cá tạp nấu chín, lươn giống sống rất tốt.
Trước khi nhận giống về nuôi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phối hợp với Trạm Khuyến nông - Khuyến ngư tổ chức tập huấn cho các hộ nuôi về kỹ thuật chăm sóc, cho ăn và cách phòng trừ dịch bệnh cho lươn; tổ chức tham quan thực tế mô hình nuôi lươn trên cạn tại tỉnh Vĩnh Long.
Lợi ích của mô hình nuôi lươn trên cạn là tiết kiệm được đất sản xuất, ít tốn công chăm sóc, ít có dịch bệnh xảy ra, thị trường tiêu thụ và giá cả ổn định, lại phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Đây là mô hình ưu tiên cho các hộ nghèo ít đất sản xuất, giúp người dân có điều kiện thoát nghèo bền vững.
Related news

Theo Phó Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ, không chỉ thiếu hụt về lượng mưa, tình trạng xâm nhập mặn năm nay sẽ đến sớm và diễn biến gay gắt hơn nhiều năm trước, ảnh hưởng trực tiếp tới đời sống, sản xuất các tỉnh ven biển ở vùng ĐBSCL.

Do tác động của ElNino được dự báo là đạt mức cao nhất trong lịch sử nên ngành thuỷ lợi đã đưa ra cảnh báo nguy cơ thiếu nước tưới tiêu cho cây trồng trong vụ đông xuân 2015-2016.

Trả lời phỏng vấn của PV Dân Việt nhân dịp chuẩn bị kỷ niệm 70 năm thành lập Bộ Canh nông, Bộ trưởng Bộ NNPTNT Cao Đức Phát chia sẻ, ông vẫn có nợ nông dân 2 điểm, đó là về phát triển nông nghiệp, nông thôn ở các địa phương miền núi và vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm.

“Hơn 7 năm công tác tại Hội Nông dân (ND) tỉnh Sóc Trăng, tôi luôn tâm niệm rằng, với người làm công tác hội, nhất thiết phải có 3 yếu tố: Đó là cái tâm, tầm và trách nhiệm” - bà Trần Thị Quýt – Chủ tịch Hội ND tỉnh Sóc Trăng chia sẻ.

Bỏ ra chưa đến chục triệu đồng, chỉ sau 1 năm, ông Nguyễn Mạnh Thắng ở Vĩnh Niệm (Lê Chân, TP. Hải Phòng) đã có một vườn thanh long ruột đỏ rộng cả 100 mét vuông trên sân thượng, cho quả sai trĩu.