Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc!

Thí Điểm Bảo Hiểm Nông Nghiệp: Nông Dân Vẫn Đứng... Ngoài Cuộc!
Ngày đăng: 22/06/2012

Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 nhưng đến nay, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

>> Bộ NNPTNT đề nghị sửa đổi bảo hiểm nông nghiệp>> Kiến nghị giảm phí bảo hiểm nông nghiệp>> Bảo hiểm nông nghiệp: Chỉ công ty bảo hiểm có lợi>> Bảo hiểm nông nghiệp: Phí cao, bồi thường thấp>> Bảo hiểm nông nghiệp: Cho không dân mới mua


Là 1 trong 20 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định số 315 của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng đến nay, gần nửa chặng đường đã trôi qua, TP.Hải Phòng vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào. Vì sao vậy?

Rầm rộ rồi… bỏ lửng

Hải Phòng nằm trong số 8 tỉnh được chỉ đạo thực hiện thí điểm BHNN ở đối tượng con vật nuôi, bao gồm: Trâu, bò, lợn, gia cầm. Tuy nhiên, xét đặc thù tại địa phương, TP.Hải Phòng đã "co" lại, chỉ còn thực hiện bảo hiểm ở 2 đối tượng là con lợn và con gà.

Hộ chăn nuôi gia cầm ở Hải Phòng mong muốn có cơ chế thỏa đáng để tham gia BHNN.


Với quan điểm là "bà đỡ" cho nông dân, Công ty Bảo hiểm Bảo Minh tại Hải Phòng đã tham gia chương trình này. Theo ông Bùi Thanh Hải - cán bộ Phòng Nghiệp vụ Công ty Bảo hiểm Bảo Minh cho biết, ngay sau khi quyết định 315 của Thủ tướng Chính phủ được áp dụng (ngày 1/7/2011), Bảo Minh đã phối hợp với các phòng nghiệp vụ của Sở NNPTNT Hải Phòng, tổ chức chiến dịch tuyên truyền rầm rộ xuống các địa bàn.

Kế đó, tại 9 xã của 3 huyện được UBND TP.Hải Phòng chỉ đạo thực hiện thí điểm là: An Dương, Kiến Thụy và Tiên Lãng, một loạt các lớp đại lý được Bảo Minh tổ chức tập huấn để thực hiện bảo hiểm. Tuy nhiên, sau khi tập huấn xong, các đại lý vẫn chưa được cấp chứng chỉ. Sự chậm trễ này, theo ông Hải giải thích, là do phía Trung tâm đào tạo (đơn vị hoạt động độc lập) đã chưa hoàn tất thủ tục cấp, chứ không phải do Bảo Minh.

Đồng nghĩa với đó, những người làm đại lý đã không đủ điều kiện để giao dịch. Các hộ nông dân, cũng vì lẽ đó mà không thể ký được hợp đồng BHNN. Tất cả đều phải chờ (!?). Đây chính là lý do khiến Hải Phòng đến nay vẫn chưa ký được bản hợp đồng BHNN nào.

Nông dân thờ ơ

Ông Phạm Văn Hòa, cán bộ đặc trách công tác bảo hiểm, Phòng chăn nuôi - Sở NN&PTNT Hải Phòng cho biết, thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về thí điểm BHNN tại địa phương, các cấp chính quyền và ngành chức năng của Hải Phòng đã rất tích cực hưởng ứng, tổ chức tuyên truyền mạnh mẽ. Tuy nhiên, quá trình triển khai thực hiện, những vướng mắc cộng với bất hợp lý đã nảy sinh, khiến đối tượng tham gia bảo hiểm là hộ nông dân (đa phần chưa quen với loại hình bảo hiểm này) dường như vẫn…đứng ngoài cuộc .

Trao đổi với chúng tôi, ông Nguyễn Xuân Thắng - Chủ tịch UBND xã Tân Trào, huyện Kiến Thụy cho hay, xã ông là 1 trong 3 đơn vị được huyện Kiến Thụy chỉ đạo thực hiện thí điểm BHNN, nhưng khi triển khai chủ trương xuống cơ sở, nhất là trong hội viên nông dân thì ai nấy đều "ngãng ra". Lý do khiến bà con không thiết tha với BHNN là vì nội dung bảo hiểm chưa sát với thực tiễn.

Ông Thắng viện dẫn, đối với gia cầm, chỉ bảo hiểm duy nhất ở dịch cúm gia cầm. Còn con lợn, chỉ bảo hiểm ở 2 bệnh là tai xanh và lở mồm long móng. Theo ông Thắng, phạm vị bảo hiểm như vậy là quá hẹp. Đã vậy, người tham gia bảo hiểm còn phải tuân thủ các quy định ngặt nghèo khác, như : Dịch xảy ra phải công bố mới được coi là cơ sở để thanh toán bảo hiểm. Trong khi, việc công bố dịch đâu có thể tùy tiện (dịch xảy ra ở 3 điểm của 1 xã mới được công bố xã có dịch; tương tự ở cấp huyện và tỉnh cũng vậy).

"Dù gặp không ít khó khăn, song Hải Phòng vẫn quyết liệt chỉ đạo, đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu, đến hết tháng 6.2012 sẽ ký hợp đồng BHNN với 100% hộ chăn nuôi nghèo và từ 60- 80% đối với các đối tượng còn lại".

Ông Đỗ Trung Thoại - Phó Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng

Như thế có nghĩa, lợn hay gà dù có bị bệnh chết hàng loạt ở một hộ cá lẻ, cũng không thể công bố dịch được, cho dù hộ đó có tham gia BHNN. Cùng với đó, tỷ lệ phí bảo hiểm lại quá cao. Chẳng hạn, nuôi gà thịt, thời gian nuôi quy định 7 tuần, nhưng 2 tuần đầu không được bảo hiểm, còn lại 5 tuần, nhưng phải đóng phí tối đa tới 9.000 đồng/1 con gà nuôi trong 5 tuần. Nông dân cho rằng, với mức phí này, so với lợi nhuận thu được hiện tại, là quá cao, rất khó chấp nhận.

Ngoài ra, một loạt những vướng mắc khác cũng khiến bà con còn lăn tăn, do dự. Ví dụ như, đối với các chủ hộ chăn nuôi cá lẻ, do không đủ điều kiện để đứng ra làm chủ hợp đồng, nên phải cử đại diện đứng tên (chủ hợp đồng), điều này không chỉ nảy sinh những thủ tục, giấy tờ rườm rà, mà còn phát sinh những tranh chấp khó lường.

Cũng liên quan tới vấn đề phí BHNN, một hộ nông dân nghèo ở xã Lê Lợi, huyện An Dương có tên Nguyễn Thị An, bày tỏ nỗi niềm với chúng tôi, mặc dù được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ 100% phí đối với hộ nghèo tham gia BHNN, nhưng dù gia đình bà tới đây có muốn tham gia ký hợp đồng BHNN thì cũng không được ký. Bởi vì, bà Hiện mới chỉ nuôi được gần 100 con gà thịt. Trong khi quy định, nuôi gà đẻ phải từ 100 con và gà thịt phải từ 200 con trở lên, mới được tham gia bảo hiểm (!?). Vì lẽ này, bà An cho rằng, đối với hộ nghèo nói chung, gia đình bà nói riêng, BHNN còn quá… xa vời, chưa biết đến bao giờ mới có đủ điều kiện tham gia, để được thụ hưởng lợi ích từ chính sách mang lại?

Có thể bạn quan tâm

Trái Cây Của Bà Rịa - Vũng Tàu Có Tiếng, Chưa Có Miếng Trái Cây Của Bà Rịa - Vũng Tàu Có Tiếng, Chưa Có Miếng

Bà Rịa – Vũng Tàu có nhiều loài trái cây có thể xếp vào hàng đặc sản như: nhãn xuồng, mãng cầu ta, quýt đường, bưởi da xanh, thanh long… nhưng do thiếu vùng chuyên canh, chưa có hệ thống tiêu thụ hoàn chỉnh và quảng bá thương hiệu kém nên sức cạnh tranh trên thị trường rất yếu ớt.

09/12/2013
Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Giảm Dịch Bệnh Trên Gia Súc, Gia Cầm Giảm

Năm 2013, về cơ bản đã kiểm soát được dịch cúm gia cầm; vaccine cúm gia cầm hỗ trợ của Nhà nước chỉ sử dụng khoảng 2 triệu liều, còn tồn 38 triệu liều và đang làm thủ tục chuyển sang năm 2014.

30/12/2013
Phận “Đứng Đường” Của Hồng Giòn Đà Lạt Phận “Đứng Đường” Của Hồng Giòn Đà Lạt

Hồng giòn là một trong rất ít đặc sản chính của Đà Lạt được người tiêu dùng Việt Nam đón nhận, tìm mua như một món quà không thể thiếu khi đặt chân tới miền đất này. Thế nhưng, loại đặc sản ấy ngày nay vẫn phải chịu cảnh “đứng đường”.

09/12/2013
Nghề Nuôi Chim Trĩ Đỏ Của Gia Đình Ông Bảy Nghề Nuôi Chim Trĩ Đỏ Của Gia Đình Ông Bảy

Ông Nguyễn Tiến Bảy, thôn Xuân Lai, xã Xuân Lai (Gia Bình - Bắc Ninh) mới đưa chim trĩ đỏ vào chăn nuôi. Qua thời gian thử nghiệm đã cho hiệu quả, mở hướng phát triển kinh tế cho gia đình ông và nhiều người dân trong vùng.

30/12/2013
Cây Màu Xen Thanh Long Cây Màu Xen Thanh Long

Trồng cây màu xen canh trong giai đoạn cây thanh long chờ ngày thu trái là phép toán lấy ngắn nuôi dài đạt hiệu quả cao của nông dân Bình Thuận.

09/12/2013