Thêm 11 xã được công nhân đạt chuẩn nông thôn mới

Trước khi bỏ phiếu thông qua, phát biểu tại cuộc họp, nhiều ý kiến cho rằng, việc xét tiêu chí nông thôn mới không nên quá chạy theo thành tích mà phải căn cứ vào những chỉ tiêu cụ thể.
Một số xã được đánh giá là cơ bản đạt các tiêu chí, nhiều ý kiến cho rằng nên xem xét lại, cơ bản đạt thì đạt đến mức nào, ở tiêu chí gì, vì có những tiêu chí quan trọng nếu cơ bản đạt (như tiêu chí về thu nhập) thì không nên xét…
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lê Trí Thanh cho rằng, xây dựng nông thôn mới là một quá trình lâu dài chứ không thể ngày một ngày hai, do đó các thành viên trong ban chỉ đạo của tỉnh cần nhìn thẳng vào vấn đề, qua đó đóng góp những ý tưởng, giải pháp nhằm đưa chương trình đạt hiệu quả cao hơn.
Kết thúc cuộc họp, các thành viên Ban chỉ đạo Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới của tỉnh đã bỏ phiếu thống nhất công nhận 11 xã đạt chuẩn xã nông thôn mới năm 2015.
Đó là các xã: Tam Thăng (TP.Tam Kỳ), Quế Xuân 1 (Quế Sơn), Duy Hòa, Duy Sơn, Duy Trinh, Duy Phước (Duy Xuyên), Đại An, Đại Hồng (Đại Lộc), Bình Giang (Thăng Bình), Ba (Đông Giang), Tiên Phong (Tiên Phước).
Có thể bạn quan tâm

Vũng Liêm là địa phương có đàn bò hơn 23.000 con, với gần 10.000 hộ nuôi, chiếm gần 50% tổng đàn bò của tỉnh. Diện tích trồng cỏ của huyện hiện có khoảng 1.300ha, trong này gần 200ha đất ruộng và hơn 1.000ha đất vườn, tập trung ở các xã Trung Chánh, Quới An, Trung Ngãi...

Nằm ở độ cao từ 1.000m-1.500m, vùng đất các huyện, thành phía Bắc Lâm Đồng rất “thuận” về khí hậu, thổ nhưỡng để sản xuất các giống cà phê chè đặc sản có hương vị thơm ngon khác biệt, giá trị kinh tế cao. Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân khác nhau, lợi thế này đến nay vẫn chưa được phát huy tương xứng.

Trong điều kiện khó khăn chung hiện nay của ngành nông nghiệp tỉnh Bình Phước, việc tìm mô hình trong chăn nuôi, trồng trọt để nâng cao cuộc sống luôn là bài toán đặt ra với các hộ nông dân. Tìm lời giải cho bài toán đó, gia đình ông Nguyễn Hữu Đức ở tổ 19, ấp 11, xã Minh Hưng (Chơn Thành) đã thực hiện mô hình nuôi trâu.

Tuy được cảnh báo là dịch bệnh nguy hiểm nhưng đến nay, bệnh trắng lá mía trên địa bàn thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa) vẫn chưa được khống chế.

Gia đình ông Hà Trọng Tâm ở khu 4, xã Liên Hoa, huyện Phù Ninh là một trong những hộ có năng suất chè cao nhất ở xã, bình quân đạt khoảng 18 đến 20 tấn/ha/năm. Với diện tích gần 4ha chè và chế biến chè khô, mỗi năm gia đình ông thu được gần 200 triệu đồng, trừ chi phí cũng còn lãi xấp xỉ 100 triệu đồng.