Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Chuẩn Bị Tổ Chức Lại Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo

Chuẩn Bị Tổ Chức Lại Đầu Mối Xuất Khẩu Gạo
Ngày đăng: 09/05/2013

Thứ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.

Trước khó khăn xuất khẩu lúa gạo, Thứ trưởng Trần Tuấn Anh mới đây đã yêu cầu Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương) phối hợp Cục Xúc tiến Thương mại, Tổ điều hành xuất khẩu gạo cùng Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tập trung đánh giá, phân tích các vấn đề thị trường.

Theo VFA, trong tháng 4, xuất khẩu gạo ước đạt 807.000 tấn, giá trị đạt 340 triệu USD. Tính chung 4 tháng đầu năm 2013, xuất khẩu gạo ước đạt 2,38 triệu tấn (tăng 7,6%) và kim ngạch đạt 1,04 tỷ USD (giảm 0,2%) so với cùng kỳ năm ngoái.

Vấn đề đáng lo ngại, theo VFA, số lượng hợp đồng xuất khẩu gạo tuy được ký kết khá nhiều trong 4 tháng đầu năm, nhưng giá trị xuất khẩu không cao.

Cụ thể, trong thời gian nêu trên, các doanh nghiệp đã ký xuất khẩu 4,231 triệu tấn gạo, tăng 9,92% so với cùng kỳ 2012 nhưng việc giao hàng chậm.

Cục trưởng Cục Xuất nhập khẩu Phan Văn Chinh cho biết giá xuất khẩu giảm với hầu hết các nước xuất khẩu gạo do cung thế giới lớn, đặc biệt với sức ép giải phóng tồn kho gạo của Thái Lan khoảng 12 triệu tấn, cũng như Ấn Độ, Pakistan xuất khẩu trở lại nhờ được mùa và Myanmar mới góp mặt vào "sân chơi" xuất khẩu gạo. Thực tế này khiến nguồn cung tăng, dẫn đến giá gạo giảm.

Ông Chinh nhấn mạnh một thực tế là giá xuất khẩu gạo Việt Nam chưa bao giờ cao hơn giá gạo Thái Lan, nếu so với gạo của Pakistan và Ấn Độ thì cạnh tranh kém hơn tại thị trường châu Phi do xa hơn nên chi phí vận chuyển cao.

Tuy nhiên, ông Chinh cũng cho rằng một nguyên nhân khiến giá gạo Việt Nam thấp hơn giá gạo thế giới là do các doanh nghiệp thu mua lúa gạo với nguồn lực yếu nên đã giảm giá xuất khẩu để giảm áp lực về vốn, lãi suất. Trong khi đó, vụ Đông Xuân năm nay dự kiến thu 3,7 - 3,8 triệu tấn lúa.

Thứ trưởng Trần Tuấn Anh đã yêu cầu các đơn vị liên quan sớm hoàn thiện Dự thảo Nghị định xuất khẩu gạo, đẩy nhanh tiến độ lấy ý kiến các bộ, ngành liên quan để trình Chính phủ trong thời gian tới. Một trong những nội dung quan trọng của Dự thảo Nghị định này là tổ chức lại đầu mối xuất khẩu gạo.

Ngoài ra, nhằm tháo gỡ các khó khăn chung cho các mặt hàng nông sản, thuỷ sản tại Đồng bằng sông Cửu Long, trong khoảng tháng 6, Bộ Công Thương và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tổ chức họp với các địa phương nhằm đánh giá, rà soát khó khăn, phân định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, tìm giải pháp tháo gỡ.


Có thể bạn quan tâm

Lạng Giang mở rộng diện tích chanh đào Lạng Giang mở rộng diện tích chanh đào

Huyện Lạng Giang (Bắc Giang) hiện có 30 ha chanh đào cho thu hoạch, tăng 5 ha so với cùng kỳ năm trước. Diện tích trồng chanh tập trung ở các xã: Tiên Lục, Tân Thanh và Hương Lạc.

14/05/2015
Thanh long Bình Thuận tăng giá trở lại Thanh long Bình Thuận tăng giá trở lại

Với mức giá tăng từ 4.000 – 5.000 đồng/kg, nông dân trồng thanh long đang có lãi khoảng 60 triệu đồng/ha.

14/05/2015
Quỳnh Lưu (Nghệ An) khẳng định mũi nhọn kinh tế thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) khẳng định mũi nhọn kinh tế thủy sản

Với bờ biển dài, có 2 cửa lạch, lực lượng, phương tiện đánh bắt hùng hậu, hệ thống hồ, đầm nuôi tôm tập trung... Thủy sản Quỳnh Lưu (Nghệ An) đã khẳng định là ngành kinh tế mũi nhọn. Tiềm năng lợi thế đó trở thành sức hấp dẫn mới thu hút các nhà đầu tư, tạo ra những tiền đề, điều kiện để ngành kinh tế thủy sản địa phương phát triển trong giai đoạn mới.

14/05/2015
Vải đầu mùa hét 90.000 đồng/kg Vải đầu mùa hét 90.000 đồng/kg

Tại nhiều chợ trên địa bàn Thủ đô, vải đầu mùa (hay còn gọi là vải tu hú) đã bắt đầu được bày bán dù còn thưa thớt. Tuy nhiên, giá vải thì cũng đủ mức, trong đó cao nhất là có người bán hàng "hét" giá tới 90.000 đồng/kg.

15/05/2015
Trồng chanh cho hiệu quả kinh tế cao Trồng chanh cho hiệu quả kinh tế cao

“Ngày thấp nhất, gia đình tôi thu không dưới 1 triệu đồng từ hơn 600 gốc chanh”-ông Nguyễn Văn Lăng, ở thôn Ia Só, xã Hbông, huyện Chư Sê chia sẻ như vậy về mô hình kinh tế có một không hai trên địa bàn tỉnh tính đến nay.

15/05/2015