Thế Giới Sẽ Thừa Cao Su 2 Năm Tới
Dự báo năm 2015 thế giới sẽ thừa 483.000 tấn và năm 2016 là 316.000 tấn mủ cao su.
Công ty Rubber Economist của Anh dự đoán, thặng dư trên thị trường cao su tự nhiên toàn cầu có thể sẽ cao hơn 78% so với những gì đã dự báo hồi tháng 12 năm ngoái, do nhu cầu yếu trong khi sản lượng mủ cao su tại Thái Lan lại tăng vọt.
Ông Prachaya Jumpasut, giám đốc Rubber Economist nhận xét, thế giới sẽ thừa tới 652.000 tấn cao su trong năm 2014, thay vì 366.000 tấn như dự báo trước đó. Năm 2013, ước tính ban đầu thặng dư 336.000 tấn cao su nhưng sau đó thực tế cũng đã dư tới 714.000 tấn.
Ông Prachaya cho biết thêm, sản lượng cao su toàn cầu năm ngoái là 12,04 triệu tấn, tăng 3,9% so với 2012 và cũng cao hơn mức dự đoán ban đầu là 11,59 triệu tấn vì sản lượng của Thái Lan cao. Giá cao su trên thị trường Tokyo (sàn Tocom– nơi lấy giá tham chiếu cho thị trường thế giới) đã giảm 21% trong năm nay vì lo lắng cung sẽ vượt qua cầu, đặc biệt là sức mua của Trung Quốc – nước tiêu thụ cao su lớn nhất yếu đi.
Giá cao su tại Tocom những ngày gần đây đứng ở mức 217,8 yên/kg. Giá từng rơi xuống mức thấp nhất trong 18 tháng với 210 yên/kg ngày 6/2. Trong báo cáo công bố hồi tháng 3, Tổ chức Nghiên cứu cao su quốc tế cũng dự báo, thặng dư cao su toàn cầu năm nay cao hơn khoảng 241.000 tấn so với dự báo hồi tháng 12 năm ngoái và sản lượng sẽ tăng vượt 12,1 triệu tấn.
Ông Prachaya cho rằng, thị trường cao su thế giới sẽ tiếp tục dư thừa trong 2 năm tới, tuy nhiên mức thặng dư sẽ thu hẹp lại bởi nhu cầu sẽ tăng trưởng tốt hơn. Năm 2015 thế giới sẽ thừa 483.000 tấn và 2016 là 316.000 tấn mủ cao su. Rubber Economist dự báo, sản lượng cao su sẽ ở mức 12,2 triệu tấn trong năm nay, tăng 1,1% và tiêu thụ là 11,5 triệu tấn với mức tăng 1,7%. Năm 2015 tiêu thụ sẽ tăng 4,1% và 2016 tăng 3,8%.
Có thể bạn quan tâm
Theo báo cáo của Tổng cục Thuỷ sản Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, năm 2014 ngành thuỷ sản đóng góp khoảng 3,7% vào GDP chung của cả nước. Lĩnh vực này hiện đang giải quyết việc làm cho trên 4,5 triệu lao động. Tổng sản lượng thuỷ sản năm 2014 ước khoảng 6,2 triệu tấn cho giá trị sản xuất vào khoảng 300 nghìn tỉ đồng.
Chính quyền địa phương và Hội Nông dân xã Cam Thịnh Đông cũng đã hỗ trợ cho nông dân vay vốn, mở các lớp tập huấn kỹ thuật nuôi trồng ốc hương, hướng dẫn người dân tìm đầu ra ổn định để tiêu thụ sản phẩm, hạn chế tình trạng "được mùa mất giá". Mặc dù ốc hương là đối tượng nuôi có nhiều triển vọng, nhưng hiện nay chưa thể khuyến khích phát triển đại trà. Các ngành chức năng đang tiến hành quy hoạch vùng nuôi ốc hương và khuyến khích người dân nuôi tại vùng đã quy hoạch.
Tuy nhiên, để giúp người dân bám trụ với con cá rô đầu vuông, bên cạnh việc phối hợp với nhà khoa học nghiên cứu bảo tồn nguồn gien, Hậu Giang cần phải tìm hiểu thị trường, mở rộng đầu ra và cần có sự chung tay của các ngân hàng hỗ trợ người dân nguồn vốn tiếp tục duy trì, phát triển sản xuất, đưa loại thủy sản này tìm lại chỗ đứng vốn có trên thị trường.
"Năm nay, bà con nông dân đã có chuẩn bị tốt, nghiên cứu kỹ thị trường để tái đàn, tăng đàn hợp lý, tránh tình trạng thiếu - thừa làm cho giá bấp bênh, ảnh hưởng đến hiệu quả chăn nuôi. Giá các sản phẩm chăn nuôi hiện nay ở cả 3 miền cũng không có sự chênh lệch lớn." - Ông Hoàng Thanh Vân - Cục trưởng Cục Chăn nuôi - Bộ NN&PTNT
Vì là huyện miền núi, nên đàn ong mật tận dụng được nguồn mật từ phấn hoa của các loại cây lâm sản và cây ăn quả dồi dào, đa dạng trên địa bàn, bởi vậy đàn ong mật phát triển tốt, cho lượng mật cao, chất lượng tốt. Theo tính toán của các hộ dân, nếu nuôi 100 đàn ong lấy mật, mỗi năm có thể thu về 60 - 80 triệu đồng.