Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực

Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực
Ngày đăng: 07/08/2015

Thông tin được Phó tổng cục Thủy sản - Phạm Anh Tuấn cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 5/8.

Theo ông Tuấn, xuất khẩu tôm Việt Nam thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn. Thống kê 6 tháng giảm cả sản lượng lẫn giá trị do nhu cầu thế giới và bất lợi về tỷ giá. Dù nhận định từ nay đến cuối năm, nhu cầu về mặt hàng tôm tại các thị trường sẽ tăng đáng kể, song vị này cho rằng tình hình vẫn có thể thay đổi.

Do vậy, để tăng tính cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu, cơ quan quản lý cho biết sẽ chú trọng tăng sản lượng tôm sú nuôi quảng canh thay vì tôm thẻ chân trắng như hiện nay. Lý do là khi sức mua yếu, tỷ giá bất lợi, giá bán tôm thẻ chân trắng giảm xuống khá thấp, Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các quốc gia khác, chưa kể rủi ro dịch bệnh. Trong khi tôm sú được nuôi với mô hình quảng canh cải tiến, chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế về giá bán.

Về lâu dài, ông Tuấn cho biết, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh tôm lúa và tôm rừng bởi diện tích có thể mở rộng, nâng cao được năng suất, giá thành thấp. Đây cũng là cơ sở để dần thay đổi thói quen canh tác, nuôi trồng cho các hộ nuôi trồng hiện nay.

Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2014, trong đó thị trường nhập khẩu chính là Mỹ chỉ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2%.

Nguyên nhân khiến giá trị mặt hàng này giảm vì sản lượng tôm thế giới tăng, giá xuất khẩu của Ấn Độ, Thái Lan sang các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường Mỹ giảm bớt do sản lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nước xuất khẩu đổ xô vào thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tại đây “ép giá” tôm Việt Nam.

Dự báo về tình hình nửa cuối năm, cơ quan quản lý cho biết, lượng tôm xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với đầu năm vì mùa thu hoạch tôm ở Ấn Độ đã kết thúc, trong khi các nước nhập khẩu đã vào mùa tiêu dùng. Đồng thời, lợi ích từ các FTA Việt Nam đã ký sẽ giúp mặt hàng tôm xuất khẩu có lợi thế về thuế suất.


Có thể bạn quan tâm

Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản Chuyển đổi cơ cấu sản xuất bài toán không đơn giản

Năm Căn (Cà Mau) là vùng có thế mạnh về nuôi trồng thuỷ sản. Những năm qua, sản lượng năm sau đều đạt cao hơn năm trước, nhưng vẫn còn là mảnh đất màu mỡ, chưa khai thác hết. Có nhiều nguyên nhân tác động từ yếu tố khoa học - kỹ thuật, chất lượng con giống, thời tiết dẫn đến tôm, cua chết, năng suất đạt chưa cao.

16/04/2015
Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt Bến Tre đã tìm ra nguyên nhân làm chết nghêu hàng loạt

Mật độ vi khuẩn Vibrio tổng trong các mẫu nước, mẫu bùn, mẫu nghêu rất cao. Sở Nông nghiệp- Phát triển nông thôn tỉnh Bến Tre cho biết: Qua lấy mẫu nghêu chết, mẫu nước, mẫu bùn của 4 Hợp tác xã thủy sản ở tỉnh Bến Tre gởi Phân viện Nghiên cứu Thủy sản Minh Hải-Viện Nghiên cứu Nuôi trồng Thủy sản II để xét nghiệm tìm nguyên nhân.

16/04/2015
Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm Cá chết hàng loạt do nước sông Lô bị ô nhiễm

Đã nhiều tháng nay người dân nuôi cá lồng trên sông Lô thuộc huyện Đoan Hùng (Phú Thọ) luôn thường trực nỗi lo cá chết do sông Lô bị ô nhiễm. Đã có nhiều hộ mất trắng, thậm chí thua lỗ phải tháo dỡ bỏ lồng cá để bán sắt vụn.

16/04/2015
Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu Cá tra đồng bằng và cá thanh châu Âu

Sản phẩm cá tra ở ĐBSCL, tới cuối năm 2014, với tên Pangasius, đã được xuất khẩu đến 151 quốc gia và vùng lãnh thổ, doanh thu hơn 1,76 tỉ USD. Tuy nhiên, nếu được tinh chế thay vì chỉ xuất hàng phi-lê đông lạnh, giá trị con cá tra đồng bằng hẳn sẽ cạnh tranh được với cá thanh châu Âu.

16/04/2015
Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng Nuôi cá tra chất lượng hơn là số lượng

Bất cập chất lượng, vùng nuôi thiếu ổn định… đã đẩy việc sản xuất và tiêu thụ cá tra thời gian qua gặp không ít khó khăn.

16/04/2015