8.814 Khách Hàng Được Vay Vốn Phát Triển Thủy, Hải Sản

Thực hiện Nghị định 41/2010/NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn, trong đó bao gồm cả chính sách tín dụng đối với thủy sản, tính đến ngày 15-6-2014 Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn - Chi nhánh Thanh Hóa (Agribank Thanh Hóa) đã cho 8.814 khách hàng là hộ cá nhân, doanh nghiệp vay vốn để nuôi trồng, đánh bắt, chế biến thủy, hải sản với doanh số cho vay đạt 2.921 tỷ đồng.
Từ nguồn vốn này, hàng nghìn hộ ngư dân đã đầu tư đóng các loại tàu, thuyền có công suất lớn hơn 90CV, đánh bắt tại những ngư trường xa bờ. Nhiều hộ dân đầu tư nuôi trồng thủy sản, mỗi hộ vài ha mặt nước nuôi tôm sú, tôm thẻ chân trắng, ốc hương, ngao... doanh thu hàng tỷ đồng/năm.
Có thể bạn quan tâm

Sau khi có tin Trung Quốc cấm nhập khẩu gạo tiểu ngạch qua biên giới, một số thương lái mua bán lúa gạo tại ĐBSCL cho biết: Điều đó không ảnh hưởng gì.

Trước lo ngại về sự sụt giảm lượng nhập khẩu từ những thị trường truyền thống, kim ngạch xuất khẩu nông sản trong 7 tháng năm nay vẫn tăng 11,8% so với cùng kỳ năm ngoái.

Cà Mau là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm của ĐBSCL, là trung tâm lớn về nuôi trồng và khai thác, chế biến thuỷ sản, đặc biệt là nuôi tôm với diện tích trên 266.000 ha (40% so cả nước).

Những ngày này, tuy giá cá ngừ đại dương (CNĐD) tại cảng Hòn Rớ (TP. Nha Trang) tăng nhưng nhiều tàu câu vẫn thua lỗ. Tàu ra khơi khai thác không hiệu quả, bạn tàu thu nhập không đủ sống đang khiến các tàu có nguy cơ nằm bờ.

Chi cục Thú y tỉnh Quảng Ngãi vừa có báo cáo kết quả cá nuôi trong lồng bè chết ở xã Phổ Thạnh (Đức Phổ). Theo đó, cá chết do môi trường nước không đảm bảo.