Thay thế dòng tôm xuất khẩu chủ lực

Thông tin được Phó tổng cục Thủy sản - Phạm Anh Tuấn cho biết tại họp báo thường kỳ Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ngày 5/8.
Theo ông Tuấn, xuất khẩu tôm Việt Nam thời gian qua đang gặp nhiều khó khăn. Thống kê 6 tháng giảm cả sản lượng lẫn giá trị do nhu cầu thế giới và bất lợi về tỷ giá. Dù nhận định từ nay đến cuối năm, nhu cầu về mặt hàng tôm tại các thị trường sẽ tăng đáng kể, song vị này cho rằng tình hình vẫn có thể thay đổi.
Do vậy, để tăng tính cạnh tranh của mặt hàng tôm xuất khẩu, cơ quan quản lý cho biết sẽ chú trọng tăng sản lượng tôm sú nuôi quảng canh thay vì tôm thẻ chân trắng như hiện nay. Lý do là khi sức mua yếu, tỷ giá bất lợi, giá bán tôm thẻ chân trắng giảm xuống khá thấp, Việt Nam gần như không thể cạnh tranh với các quốc gia khác, chưa kể rủi ro dịch bệnh. Trong khi tôm sú được nuôi với mô hình quảng canh cải tiến, chi phí sản xuất thấp, các doanh nghiệp sẽ tận dụng được lợi thế về giá bán.
Về lâu dài, ông Tuấn cho biết, ngành thủy sản sẽ đẩy mạnh tôm lúa và tôm rừng bởi diện tích có thể mở rộng, nâng cao được năng suất, giá thành thấp. Đây cũng là cơ sở để dần thay đổi thói quen canh tác, nuôi trồng cho các hộ nuôi trồng hiện nay.
Trước đó, theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 6 tháng năm nay, xuất khẩu tôm Việt Nam đạt gần 1,3 tỷ USD, giảm 28% so với cùng kỳ 2014, trong đó thị trường nhập khẩu chính là Mỹ chỉ đạt 262,7 triệu USD, giảm 50,2%.
Nguyên nhân khiến giá trị mặt hàng này giảm vì sản lượng tôm thế giới tăng, giá xuất khẩu của Ấn Độ, Thái Lan sang các thị trường chính giảm mạnh. Bên cạnh đó, nhu cầu thị trường Mỹ giảm bớt do sản lượng hàng tồn kho vẫn ở mức cao. Đồng USD tăng giá mạnh so với các tiền tệ khác khiến các nước xuất khẩu đổ xô vào thị trường Mỹ, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp tại đây “ép giá” tôm Việt Nam.
Dự báo về tình hình nửa cuối năm, cơ quan quản lý cho biết, lượng tôm xuất khẩu sẽ khả quan hơn so với đầu năm vì mùa thu hoạch tôm ở Ấn Độ đã kết thúc, trong khi các nước nhập khẩu đã vào mùa tiêu dùng. Đồng thời, lợi ích từ các FTA Việt Nam đã ký sẽ giúp mặt hàng tôm xuất khẩu có lợi thế về thuế suất.
Related news

Theo người dân, năm nay, mặc dù thời tiết bất thường, năng suất thấp, nhưng giá xoài cao gấp 2-3 lần các năm nên các vườn xoài đều có lãi cao. Ông Lê Văn Đàng, Chủ tịch Hội Nông dân thị trấn Cam Đức, cho biết, giá xoài năm nay cao do phía Trung Quốc tiêu thụ mạnh, trong khi nguồn cung không đủ.

Chia sẻ tại Hội thảo Chiến lược phát triển cây mắc ca tại Tây Nguyên, Chủ tịch Tập đoàn Him Lam Dương Công Minh nhấn mạnh từ khi du nhập vào Việt Nam khoảng năm 2000, ngành kinh tế mắc ca đã manh nha hình thành khi giá trị kinh tế loại cây trồng được mệnh danh “hoàng hậu của các loại hạt khô” không hề nhỏ.

Hàng trăm tàu cá làm nghề giã cào của ngư dân thành phố bám biển ngày đêm khai thác. Thường từ 0 giờ các tàu cá xuất bến đi khai thác ruốc, đến sáng hoặc trưa cùng ngày cập Cảng cá Quy Nhơn để bán. Mỗi tàu cá khai thác được từ 2 - 7 tạ ruốc, cá biệt có tàu cá khai thác đến hơn cả tấn ruốc.

Theo Ban quản lý dự án Nguồn lợi ven biển vì sự phát triển bền vững (CRSD) tỉnh Phú Yên, trong năm 2015, dự án này tiếp tục thực hiện chương trình Gap theo mô hình nuôi thủy sản an toàn sinh học tại đầm Ô Loan (khu vực các xã An Cư, An Hải, huyện Tuy An).

Địa hình nhiều đồi núi, độ che phủ rừng lớn là điều kiện thuận lợi cho nông dân huyện Sơn Động (Bắc Giang) phát triển đàn ong mật. Để mang lại hiệu quả kinh tế cao, việc xây dựng thương hiệu loại hàng hóa đặc sản này đang được địa phương quan tâm.