Thuốc Bảo Vệ Thực Vật Rởm Bị Thổi Giá, Nông Dân Chịu Trận
Thuốc bảo vệ thực vật giả đang tiềm ẩn mối nguy hại lớn mà người nông hiện chưa biết kêu ai, kiện ai trong khi những vườn tiêu của họ lẫn đang chết dần mỗi ngày.
Nguyên nhân là do một số đại lý thuốc bảo vệ thực vật ở những địa phương này đã cố tình không bán đúng thuốc cho người trồng tiêu. Trong phóng sự tiếp theo, chúng tôi đã tìm hiểu những đại lý bán thuốc trên đã lừa bán thuốc không rõ nguồn gốc cho người trồng tiêu theo cách như thế nào, mặc dù hầu hết những loại thuốc này đều đắt hơn các loại thuốc trị bệnh cho cây tiêu thông thường.
Tràn lan thuốc không được phép lưu hành
Chúng tôi theo chân một người nông dânsắp mất trắng vườn tiêu do bị thối rễ, hỏi mua thuốc chữa bệnh loại tốt nhất cho vườn tiêu nhà mình, chủ cửa hàng cho nhân viênmang ra một loại thuốc không hề được bày bán trên kệ hàng và quảng cáo đây là loại thuốc mới đặc trị bệnh chết nhanh trên cây tiêu, với giá 290.000 đồng một chai.Trong khi nhiều loại thuốc tốttrên thị trường cũng chỉ bán khoảng 170.000 đồng.
Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc bảo vệ thực vật được phép lưu hành, phóng viên được biết không hề thấy tên loại thuốc này. Không ai biết, thành phần thật trong chai thuốc này là gì. Người bán hàng không nói, người nông dân không biết và thế là họ mua về sử dụng.
Theo ghi nhận của phóng viên tại một đại lý lớn khác tại tỉnh Đăk Nông, những người trồng tiêu trong vùng đến đâycũng được chủ cửa hàng giới thiệu loại thuốc tốt nhất trên thị trường hiện nay để phòng bệnh chết nhanh, chết chậm cho cây tiêu. Giá bán 1 chai thuốc như vậy là 210.000 đồng - giá cao hơn hẳn các loại thuốc nhập khẩu thuộc loại tốt trên thị trường đang bán tới 40.000-50.000 đồng.
Tuy nhiên, khi phóng viên đi xác minh chai thuốc được quảng cáo là tốt nhất thị trường này cũng cho ra kết quả: Thuốc không có trong danh mục. Không được phép lưu hành .
Mặt khác, trong vai người chào bán một loại thuốc trôi nổi, khi phóng viênđặt vấn đề sẽ chi hoa hồng cao cho người bán hàng, nếu hướng dẫn khách hàng mua sản phẩm của mình. Đề nghị này đã ngay lập tức nhận được sự đồng ý .
Thuốc rởm được “thổi giá” gấp đôi thuốc thật
Một tình huống khác về giá bán thuốc mà chúng tôi đã ghi nhận được là cùng một loại được quảng cáo kháng bệnh chết nhanh, chết chậm trên cây tiêu có cửa hàng bán với giá 175.000 đồng, trong khi một đại lý khác thú thật chai thuốc đó chỉ cần bán giá hơn một nửa cũng có lãi. Tuy nhiên, khi tra cứu trong danh mục thuốc được phép lưu hành, loại thuốc đó cũng không hề có.
Một đại lý nhiều năm kinh nghiệm cho biết, một năm trở lại đây, thuốc giả, thuốc nhái dùng cho cây tiêu đã bắt đầu chiếm lĩnh thị trường. Lý do các đại lý tập trung bán thuốc không rõ nguồn gốc, không được phép lưu hành, thậm chí biết là thuốc rởm vẫn bánlà do bán một chai thuốc loại này có lợi nhuận cao từ 50.000-70.000 đồng.
Trong khi bán thuốc thật thường chỉ lãi khoảng 2.000-5.000 đồng/một chai. Và để người nông dânkhông nghi ngờ, nhiều chai thuốc rởmđược bán giá đắt hơn, thậm chí gấp đôi các chai thuốc thật.
Có thể bạn quan tâm
Chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi heo, gà trên địa bàn huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) đang rất được chú trọng. Nhờ nắm bắt các yếu tố kỹ thuật, ngành chăn nuôi tạo nên những bước tiến quan trọng theo hướng bảo vệ môi trường.
Dự án “Xây dựng và mở rộng mô hình chọn lọc, cải tạo và phát triển chăn nuôi trâu theo hướng lấy thịt trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” do Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh triển khai trong 3 năm (từ tháng 01 - 2011 đến tháng 12 -2013). Thông qua dự án chất lượng đàn trâu được được cải thiện; năng lực, trình độ quản lý, kỹ thuật chăn nuôi… của cán bộ tham gia dự án và người nông dân được nâng cao.
Thực hiện kế hoạch thả cá tái tạo nguồn lợi thủy sản tự nhiên năm 2013, những ngày qua, ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông đã tổ chức thả hàng vạn con cá giống các loại tại các ao hồ trên địa bàn các huyện Đắk Mil, Đắk Glong, Chư Jút và Krông Nô.
Gia đình ông Hồ Ngọc Bình ở TDP 6, phường Hương Văn (TX Hương Trà) là một trong những hộ điển hình về mô hình nông dân làm giàu từ nuôi rắn mối, dế đầu tiên ở tỉnh Thừa Thiên Huế.
HTX sản xuất, tiêu thụ và dịch vụ nông nghiệp Thanh Liêm có trụ sở chính tại ấp 3, xã Láng Biển, huyện Tháp Mười, có 10 xã viên sáng lập, với tổng số vốn góp hơn 2,1 tỷ đồng. Hoạt động chính của HTX là sản xuất lúa chất lượng cao gắn với liên kết tiêu thụ và phục vụ các dịch vụ nông nghiệp.