Thành Phố Sa Đéc (Đồng Tháp) Tích Cực Chuẩn Bị Tái Đàn Heo Sau Tết
Sau Tết Nguyên đán 2015 là thời điểm mà các hộ làm bột và chăn nuôi heo trên địa bàn xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp tích cực vệ sinh chuồng trại, chuẩn bị con giống để tái đàn heo cung cấp cho thị trường trong thời gian tới.
Hiện tại, giá heo hơi dao động từ 4,7 - 4,8 triệu đồng/1 tạ; heo con cũng đang ở mức giá thấp, dao động từ 90 - 100 ngàn đồng/kg, với mức giá này thì người nuôi có lãi từ 500 ngàn - 600 ngàn đồng/tạ. Cận Tết Nguyên đán vừa qua, giá heo hơi có lúc lên đến 4,9 triệu đồng/tạ, tuy không bằng cùng kỳ năm 2014 nhưng nhờ giá thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng trị bệnh ổn định nên người chăn nuôi hết sức phấn khởi.
Tuy nhiên, theo ông Nguyễn Vinh Quang - Chủ tịch UBND xã Tân Phú Đông, các hộ dân không nên tái đàn ồ ạt làm dịch bệnh rất dễ phát sinh, mỗi hộ chăn nuôi cần nâng cao ý thức trong việc tiêm ngừa và thường xuyên vệ sinh chuồng trại nhằm phòng tránh dịch bệnh có thể xảy ra trên địa bàn.
Được biết, hiện trên địa bàn xã Tân Phú Đông, TP.Sa Đéc có trên 300 hộ làm bột và chăn nuôi heo, tập trung chủ yếu ở 2 ấp Phú Thuận và Phú An. Trong dịp Tết Nguyên đán vừa qua, các hộ dân nơi đây cung cấp cho thị trường khoảng 500 tấn heo.
Có thể bạn quan tâm
Ông Võ Thành Nhơn làm 6,2 ha lúa ở ấp Vĩnh Thành cho biết: "Tham gia mô hình này, Trạm BVTV huyện xuống tập huấn áp dụng chương trình "3 giảm, 3 tăng" và "1 phải, 5 giảm". Sau đó, hướng dẫn trồng hoa trên bờ ruộng để dẫn dụ thiên địch, nhờ đó giảm được lần phun thuốc ở giai đoạn đầu và trước khi thu hoạch".
An Giang là tỉnh sản xuất lúa lớn ở khu vực đồng bằng sông Cửu Long, năng suất và sản lượng lúa không ngừng gia tăng, đã góp phần quan trọng phục vụ xuất khẩu và bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Thành công này có phần đóng góp không nhỏ của công tác khuyến nông, đó là chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật, tăng thu nhập cho nông dân.
Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.
“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.
Với giá trị kinh tế nổi bật, cây cam đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong. (Gia đình anh Cao Xuân Quỳnh, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Hòa Bình) thoát nghèo vơn lên làm giàu nhờ cây cam).