Ô nhiễm cục bộ nguồn nước khiến cá chết hàng loạt
Theo kết quả kiểm tra tại hiện trường và phân tích chỉ tiêu lý-hóa nước kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè, đoạn từ cầu Kiệu (Quận 1) đến cầu số 1 (Quận Tân Bình), Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản cho biết một số chỉ tiêu về độ pH, độ mặn, nhiệt độ nằm trong ngưỡng cho phép không làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thủy sinh vật.
Còn lại một số chỉ tiêu vượt ngưỡng cho phép có thể là nguyên nhân chính gây bất lợi cho sự phát triển bình thường của các loài thủy sinh như NH4: 1mg/l; NH3: 0,41 - 0,53mg/l; NO2: 5mg/l (ngưỡng giới hạn cho phép là NH4 dưới 1mg/l, NH3 dưới 0,3mg/l, NO2 dưới 2mg/l).
Chi cục Quản lý chất lượng và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nhận định, nguyên nhân có thể do cơn mưa lớn vào chiều ngày 17-5 làm một lượng lớn nước mưa cuốn trôi nước thải sinh hoạt ở cống, rãnh trong khu vực xuống kênh; đồng thời một lượng lớn rác thải có trên kênh (do dân cư vứt xuống) cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm cục bộ, làm các chỉ tiêu chất lượng nước trên kênh (khí độc hại NH3, NO2…) tăng vượt ngưỡng cho phép, ảnh hưởng nghiêm trọng theo chiều hướng xấu đến đời sống sinh vật và gây nên hiện tượng cá chết trên diện rộng ở khu vực quận Tân Bình.
Có thể bạn quan tâm
Mới 28 tuổi nhưng anh Vũ Ngọc Tuyến ở thôn Cá Nội, xã Hoàng Thắng (Văn Yên - Yên Bái) đã là chủ của một cơ sở sản xuất nấm sò và mộc nhĩ. Vụ đông xuân năm 2012 - 2013, gia đình anh đã thu lãi trên 60 triệu đồng và tạo việc làm thường xuyên cho 7 lao động với mức lương từ 2,5 đến 3 triệu đồng/người/tháng.
Gần đây, mô hình trồng cải thìa, cải rổ ở xã Khánh Hòa (Châu Phú - An Giang) phát triển mạnh, đã mang lại thu nhập cho nhiều hộ nông dân địa phương.
Những dấu hiệu của bệnh tôm rất đa dạng, chúng xuất hiện nhiều trên cơ thể con tôm, có thể là biểu hiện của một hay nhiều tác nhân gây bệnh. Vì thế, khi chẩn đoán bệnh, cần nhận định được tác nhân chủ yếu gây bệnh để có hướng xử lý đúng đắn.
Để ổn định cuộc sống cho người dân tái định cư (TĐC) Thủy điện Sơn La trên địa bàn, các cấp, ngành chức năng tỉnh ta không chỉ tạo điều kiện tối ưu về phát triển hạ tầng cơ sở mà còn triển khai nhiều giải pháp tổ chức, hỗ trợ sản xuất cho người dân. Nhờ vậy, cuộc sống của người dân TĐC đang dần tốt hơn, bà con yên tâm sản xuất...
Chỉ trong vòng 10 năm qua, các xã phía Nam Quốc lộ 1 của huyện Cai Lậy (Tiền Giang) phát triển nhanh diện tích vườn cây ăn trái với hơn 18.500 ha, sản lượng hàng năm trên 260.000 tấn trái cây.