Tư vấn cho nông dân sản xuất cây trồng vật nuôi

Sáng 18/5, chương trình “Nhịp cầu nhà nông” do Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn phối hợp với Hội nông dân TP. Cần Thơ tổ chức. Tham dự chương trình có đông đảo bà con nông dân trên địa bàn thành phố cùng các nhà quản lý nông nghiệp, các nhà khoa học.
Chương trình Nhịp cầu nhà nông là hoạt động thường niên của Trung tâm xúc tiến thương mại nông nghiệp đối với các tỉnh thành trên cả nước. Đây là diễn đàn giúp bà con nông dân có cơ hội giao lưu, gặp gỡ với các nhà khoa học đầu ngành trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm giải đáp những thắc mắc về kỹ thuật, chính sách phát triển sản xuất cây trồng vật nuôi cũng như công tác xây dựng nông thôn mới của các địa phương.
Tại đây, bà con nông dân đã gửi đến các nhà khoa học các câu hỏi, trong đó tập trung vào các lĩnh vực về trồng trọt, chăn nuôi - thú ý và thủy sản, cũng như cách nhận biết một số sâu hại trên cây…Trước những câu hỏi cụ thể và tâm huyết của bà con nông dân, các nhà khoa học, các nhà quản lý nông nghiệp đã tận tình giải đáp những vướng mắc cho bà con và hướng dẫn cụ thể cho bà con nông dân trong cách bảo quản và sử dụng vaccine trong chăn nuôi. Đặc biệt, các chính sách khuyến khích trong sản xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới cũng được các nhà quản lý, các nhà khoa học đề cập trong diễn đàn lần này.
Anh Nguyễn Văn Bé, nông dân ở huyện Cờ Đỏ, TP. Cần Thơ đánh giá cao chất lượng của chương trình nhịp cầu nhà nông lần này. Anh cho rằng, các nhà khoa học đã tư vấn rõ ràng và đầy đủ những câu hỏi của bà con, qua đó giúp nông dân có nhiều phương án trong sản xuất cây trồng vật nuôi sắp tới.
“Chương trình này bổ ích cho bà con nông dân, học hỏi được nhiều, để giúp bà con có được thu nhập cao, năm sau cao hơn năm trước. Nhiều người hỏi vì gặp các thầy mà. Bà con mình hài lòng, hạt gạo của mình có thêm chất lượng để xuất khẩu đi nước ngoài” – anh Nguyễn Văn Bé chia sẻ.
Có thể bạn quan tâm

Có một thời gian do nhiều yếu tố như thị trường không ổn định, người dân thiếu quan tâm, nhiều diện tích cam bị già cỗi, sâu bệnh, vùng cam Bắc Quang và một số vùng trồng cam trong tỉnh Hà Giang bị suy giảm diện tích. Từ đó, làm lãng phí một tiềm năng và một đặc sản vốn là niềm tự hào của đất Hà Giang. Với chủ trương phục hồi và phát triển các diện tích cam, quýt, huyện Bắc Quang đã và đang quan tâm, chú trọng đến vấn đề chất lượng nhằm không chỉ phục hồi mà còn đưa trái cam sành Bắc Quang không ngừng vươn xa...

Huyện Tân Phước là một huyện nghèo của tỉnh Tiền Giang, nhân dân quanh năm chủ yếu sống bằng nông nghiệp. Xác định cây khóm, khoai và lúa là cây trồng chủ lực nên huyện Tân Phước từng bước thay da đổi thịt.

Được sự giúp đỡ của Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, năm 2013 Trung tâm KNKNKN Thái Bình thực hiện mô hình nuôi ghép cá chép V1 là chính thuộc dự án “Phát triển nuôi các đối tượng cá truyền thống và nuôi cá hồ chứa” với qui mô 10.000m2 tại huyện Vũ Thư.

Tính đến cuối tháng 10-2013, tổng diện tích tôm nuôi bị thiệt hại trong cả nước giảm mạnh, chỉ còn bằng 1/5 so với cùng kỳ năm ngoái, dù số địa phương có dịch có chiều hướng tăng lên. Đây được xác định là điều kiện góp phần đưa xuất khẩu tôm của Việt Nam tăng mạnh trong những tháng đầu năm nay.

Đó là chỉ đạo của Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Vũ Văn Tám tại Hội nghị "Phòng chống dịch bệnh thủy sản năm 2013 và xây dựng kế hoạch năm 2014" do Bộ NN&PTNT tổ chức vào ngày 8-11 tại TP Cần Thơ.