Thành Phố Hồ Chí Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Tôm Theo VietGAP

Trong ba năm qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hộ nuôi tôm đã chuyển từ mô hình nuôi quảng canh truyền thống sang nuôi theo hướng VietGAP do nhiều vụ nuôi bị thiệt hại nặng bởi dịch bệnh.
Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.
Sau một thời gian áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP, nhiều hộ nhận thấy tôm VietGAP đạt năng suất và giá trị cao hơn nhiều so với nuôi theo phương pháp thông thường, đồng thời dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là do khi nuôi tôm theo mô hình VietGAP, các yếu tốt con giống, chất lượng hóa chất, kháng sinh sử dụng trong suốt quá trình nuôi dưỡng được lựa chọn kỹ càng, các yếu tố khác như nguồn nước, hệ thống thải, vệ sinh ao đầm cũng được kiểm soát và thực hiện đúng quy chuẩn. Nhờ đó, sức khỏe của tôm được bảo đảm, người nuôi cũng chủ động quản lý ao nuôi tốt hơn, có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu hơn.
Nuôi tôm VietGAP mang lại nhiều lợi thế, song mô hình này vẫn chưa thực sự phổ biến do người nuôi ngại thay đổi, chưa sẵn sàng tiếp thu cái mới và e dè về kết quả đạt được.
Có thể bạn quan tâm

Sau một thời gian dài tăng mạnh, nhất là vào dịp Tết Nguyên đán 2015 vừa qua, giá dâu tây tại vườn trên địa bàn Đà Lạt đã giảm mạnh.
Dự án thực hiện trên diện tích gần 100 ha đất chủ yếu đầu tư sản xuất các loại đậu và dâu tây chất lượng cao. Sáng nay (3/4), tại xã Đắc Long, UBND huyện Kon Plông, tỉnh Kon Tum và Công ty TNHH Kon Tum Bellest khởi công Dự án nông trại hữu cơ.
Là một trong những tổ chức đóng vai trò quan trọng trong việc định hướng, giúp người nông dân thay đổi nhận thức, tư duy trong sản xuất nông nghiệp; tiếp cận với những cách làm hay, mô hình mới, thời gian qua, Hội Làm vườn xã Tịnh Thới (TP.Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp) có nhiều hoạt động giúp hội viên phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập, góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn.

Trồng vải theo tiêu chuẩn VietGap trong 3 năm tại tỉnh Hải Dương năng suất tăng từ 20% - 30%. Vụ vải năm 2015, tỉnh Hải Dương phấn đấu sản xuất khoảng 1.500 ha vải theo tiêu chuẩn VietGAP. Trong đó, diện tích được giám sát, cấp giấy chứng nhận là khoảng 150 ha.

“Khách đến Mường Khương (Lào Cai) là tìm mua quýt về làm quà. Quýt Mường Khương ngon, ngọt, được người tiêu dùng ưa chuộng. Vấn đề phát triển đã được xác định, tuy nhiên, quan tâm lớn nhất của huyện giờ đây là xây dựng thương hiệu” - ông Phạm Xuân Thịnh, cán bộ Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Mường Khương chia sẻ.