Khánh Hòa chưa phát hiện chất cấm trong chăn nuôi
Ông Trương Văn Ánh - chủ trại nuôi heo tại thôn Vĩnh Đông, xã Cam An Nam (Cam Lâm) khẳng định:
“Trang trại của tôi nuôi heo theo hợp đồng gia công cho Công ty TNHH CP Việt Nam, mọi thứ từ giống, thức ăn, thuốc thú y đều do công ty cung cấp nên không cần dùng thêm thức ăn ngoài, cũng không sử dụng thuốc tăng trọng hay thuốc kích thích...”.
Hiện nay, ông Ánh đang nuôi 700 con heo thịt, thời gian nuôi được 4 tháng, chỉ còn 1 tháng nữa là xuất chuồng.
Theo ông Ánh, thời gian qua, các ngành chức năng ráo riết kiểm tra tình hình sử dụng chất cấm trong chăn nuôi. Heo gần 10 - 15 ngày xuất chuồng là đối tượng được kiểm tra, lấy mẫu. Giá heo xuất không có biến động lớn bởi nuôi heo theo hợp đồng, giá được chốt ngay từ lúc nhập con giống.
Đến nay, Khánh Hòa vẫn chưa phát hiện chất cấm dùng trong chăn nuôi
Nhiều năm nay, chăn nuôi heo mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho gia đình ông Nguyễn Thanh Tân (Phú Khánh Trung, Diên Thạnh, Diên Khánh).
Mỗi lứa ông Tân nuôi khoảng 20 con, nguồn thức ăn chính là bã nấu rượu, có bổ sung thêm cám bắp, cám gạo, cám thực phẩm...
Ông Tân cho rằng, đàn heo của ông chậm lớn do thức ăn chính là hèm rượu, phải mất 5 - 6 tháng mới xuất chuồng, lúc đó heo đạt trọng lượng 90 - 95kg. Ông cũng khẳng định không dùng chất cấm trong chăn nuôi heo.
Lãnh đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) cho biết, từ đầu năm đến nay, Thanh tra Sở đã lập 10 đoàn kiểm tra, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuốc thú y, thức ăn chăn nuôi và các cơ sở chăn nuôi gia súc gia cầm trên địa bàn tỉnh nhằm phát hiện, ngăn chặn và xử lý việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi
Các đoàn đã kiểm tra 178 cơ sở, trong đó có 53 cơ sở chăn nuôi, lấy 52 mẫu gửi xét nghiệm để kiểm tra, kiểm nghiệm chất lượng và tìm chất cấm trong sản phẩm.
Kết quả chỉ phát hiện vi phạm về chất lượng, không phát hiện chất cấm trong sản phẩm. Do vậy, Thanh tra Sở NN-PTNT chỉ xử phạt hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm theo quy định.
Theo ông Trương Đình Bình - Phó Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT, việc kiểm tra chất cấm gặp nhiều khó khăn do các văn bản pháp lý có liên quan còn nhiều bất cập, thời gian ban hành các thông tư, nghị định chưa kịp thời.
Đồng thời, kinh phí kiểm mẫu hàng năm rất hạn chế, gây ảnh hưởng đến công tác kiểm nghiệm, phân tích chất cấm; giá mẫu kiểm nghiệm, phân tích chất cấm cao gấp 3 lần mẫu thông thường.
Để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, Thanh tra Sở sẽ phối hợp với các đơn vị chức năng tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm về sử dụng chất cấm trong chăn nuôi;
Đồng thời phối hợp với các cơ quan thông tin, báo chí tuyên truyền, phổ biến, giáo dục người dân chấp hành tốt các quy định của pháp luật, không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi; hướng dẫn kỹ năng phân biệt thực phẩm sạch và thực phẩm bẩn để người tiêu dùng an tâm...
UBND tỉnh vừa có công văn gửi các sở, ngành liên quan, UBND các địa phương về việc tăng cường quản lý chất cấm trong chăn nuôi.
Công văn yêu cầu các đơn vị, địa phương tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về những nguy hại của việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, thông tin kịp thời tình hình và danh tính của các đối tượng vi phạm; tổ chức thanh, kiểm tra việc sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, chủ yếu là chất salbutanol, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Có thể bạn quan tâm
Theo UBND tỉnh, tình hình nuôi trồng thủy sản trong tháng 9 tương đối ổn định, khai thác biển thuận lợi. Giá bán các loài thủy sản nuôi ổn định: giá cá điêu hồng thương phẩm tăng nhẹ, người nuôi có lãi nhưng giá cá tra tiếp tục ở mức thấp làm cho người nuôi gặp rất nhiều khó khăn.
Kết quả điều tra của hãng Bloomberg ở các thương gia và nhà phân tích uy tín cho thấy, sản lượng trong niên vụ bắt đầu từ 1/10/2014 có thể đạt 1,69 triệu tấn. Con số này cao hơn mức 1,65 triệu tấn điều tra hồi tháng trước, mặc dù thấp hơn mức cao kỷ lục 1,71 triệu tấn của năm ngoái.
Lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh sau nhiều năm dư thừa trên toàn cầu đã khiến nhiều nhà máy đường trên thế giới phải đóng cửa, và xuất hiện trào lưu hợp nhất (M&A) trong ngành đường để vượt qua giai đoạn khó khăn. Những yếu tố này có thể ảnh hưởng tới sản lượng đường toàn cầu, và hỗ trợ giá hồi phục trở lại.
Nuôi chim yến trong nhà từng được xem là nghề “hái ra vàng” khí giá tổ yến cao ngất ngưởng, hiệu quả đầu tư nuôi yến rất cao. Tuy nhiên, gần đây người nuôi chim yến gặp khó do áp lực cạnh tranh về giá đối với tổ yến nhập khẩu khiến giá tổ yến giảm mạnh, trong khi đó tỷ lệ thành công trong nuôi chim yến rất thấp.
Những mặt hàng thủy sản xuất khẩu sang thị trường này chủ yếu là cá tra, cá basa, tôm, một số sản phẩm hải sản đóng hộp như cá ngừ, cá sacdin, cá thu và một số loại cá khô khác. Mặt hàng cá tra của Việt Nam đã có chỗ đứng và tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng trong khu vực.