Tăng cường quản lý bẫy tôm hùm con trong mùa nghịch
Hạ nhiệt “bẫy tôm”
Thông thường từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau là thời điểm “mở cửa” để ngư dân vốn đã sống bằng nghề bẫy tôm hùm con làm nghề.
Sẽ chẳng có gì nếu như ngày càng xuất hiện quá dày đặc, phá vỡ cảnh quan và làm ô nhiễm môi trường.
Trong tình trạng báo động thì phải thừa nhận rằng Chi cục Thủy sản và Phòng Kinh tế Phan Thiết đã có những động thái rất tích cực để tháo gỡ và đưa hoạt động này vào quy củ. Với sự kiên quyết, mạnh mẽ đã gần như “quét sạch” những điểm nóng bẫy tôm hùm vào thời điểm nhạy cảm của du lịch.
Trong 2 đợt kiểm tra vừa qua, đoàn tiến hành kiểm tra, xử lý và tháo dỡ 25.100 bẫy tôm hùm con. Hàm Tiến - Mũi Né (Bình Thuận) là 2 địa phương gắn chặt với du lịch nhưng đồng thời cũng là địa điểm có số lượng ngư dân đặt bẫy tôm hùm nhiều nhất. Chỉ trong vài ngày, Tổ kiểm tra 336 thành phố Phan Thiết tháo dỡ 4.300 bẫy tôm hùm con.
Tại khu vực biển Hưng Long - Thương Chánh, do được vận động nên người dân đã tự ý thức và tự tháo dỡ để bảo vệ tài sản. Khu vực phường Đức Long ít hơn, chỉ có 1.000 bẫy cũng được thu gom trong đợt này. Khu vực biển Tiến Thành cũng đã tháo dỡ 6.000 bẫy tôm hùm con.
Tiến Thành là khu vực du lịch đang phát triển, chính vì vậy sự can thiệp kịp thời đã phần nào giúp cho môi trường này không biến động nhiều. Tuy nhiên, so với trước đây ngư dân làm nghề bẫy tôm hùm đã không còn chống đối lực lượng kiểm tra.
Phần lớn họ đều nhận thức được việc làm đó đúng hay sai và biết cách tự bảo vệ tài sản của mình. Song cũng không ít lần, chúng tôi chứng kiến một vài trường hợp có hành động ngăn cản và dùng lời lẽ không hay đối với lực lượng chức năng. Tuy nhiên, các đối tượng này đã bị xử lý kịp thời.
Giải pháp “nghịch mùa”
Theo Phòng Kinh tế Phan Thiết, xử lý triệt để được bẫy tôm hùm con là do sự chỉ đạo quyết liệt của tỉnh, thành phố và sự phối hợp tốt của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Thủy sản, với tinh thần làm sạch, trả lại vẻ đẹp cho bãi biển và đảm bảo cho giao thông đường thủy.
Tuy nhiên, muốn tình trạng này không phát sinh trở lại, vẫn cần sự quan tâm của địa phương và ngành liên quan. UBND thành phố Phan Thiết đã chính thức bàn giao mặt biển không còn bẫy tôm hùm con cho UBND các phường, xã quản lý và địa phương phải chịu trách nhiệm nếu để tình trạng trên tái phạm.
Muốn vậy, UBND các phường, xã ven biển cần tăng cường công tác tuyên truyền sâu rộng với nhiều hình thức khác nhau đến từng hộ dân hoạt động nghề bẫy tôm hùm con, vận động họ chuyển đổi nghề một cách hợp lý nhất.
Đồng thời trong thời điểm không cấm bẫy tôm hùm con (từ 1/10 - 28/2 hàng năm), các địa phương phải sắp xếp hợp lý ở những khu vực không cấm làm nghề này một cách quy củ, không để tranh chấp giữa ngư dân làm nghề, gây mâu thuẫn dẫn đến mất an ninh trật tự trên biển.
Ngoài sự chặt chẽ trong kiểm tra giám sát, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, UBND thành phố cũng cho rằng, cần có hướng dẫn cụ thể từ phía tỉnh để định hướng hoạt động nghề bẫy tôm hùm con chuyển từ khai thác nổi trên mặt nước chuyển sang chìm dưới mặt nước để không ảnh hưởng đến việc lưu thông của tàu thuyền và các hoạt động du lịch biển.
Có thể bạn quan tâm
Từ đầu năm đến nay, nhiều vùng nuôi tôm của tỉnh Phú Yên xảy ra dịch bệnh, gây thiệt hại về kinh tế cho người nuôi. Hiện thời tiết ngày càng nắng gắt, nguy cơ xảy ra dịch bệnh trên diện rộng ở tôm nuôi rất cao, người nuôi cần tăng cường phòng và trị bệnh.
Trong khi ngành chăn nuôi và thủy sản chịu tác động mạnh bởi diễn biến thị trường thì các doanh nghiệp FDI sản xuất thức ăn chăn nuôi (TACN) gần như không hề hấn gì, thậm chí, mỗi ngày một mở rộng.
Hơn 2 tháng qua, ở Bạc Liêu xuất hiện nhiều thương lái lùng sục từng nhà dân tìm mua cá sấu loại từ 2 - 5kg khiến loại cá này hút hàng và tăng giá bất thường. Theo cảnh báo của các cơ quan chức năng, đây có thể là chiêu trò phá hoại kinh tế của thương lái Trung Quốc. Người gây nuôi cá sấu nếu không tỉnh táo sẽ sập bẫy khiến cho thị trường cá sấu bị lũng đoạn, kéo theo sụt giảm số lượng và chất lượng cá sấu giống trong tương lai.
Sau những ngày nắng nóng, trên địa bàn tỉnh Cà Mau đã xuất hiện những cơn mưa trái mùa, ảnh hưởng rất lớn đến việc tôm nuôi. Ngành chuyên môn khuyến cáo nông dân cần chủ động các biện pháp nhằm ổn định môi trường nước phục vụ sản xuất.
Theo tin từ UBND TP. Vũng Tàu, hiện nay trên địa bàn thành phố có 123 hộ gia đình, cá nhân làm đơn xin nuôi trồng thủy sản tại xã Long Sơn. Tuy nhiên do Quy hoạch chi tiết 1/2000 khu nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và chưa được UBND tỉnh phê duyệt, nên UBND TP. Vũng Tàu chưa có cơ sở để tiếp tục thực hiện các bước tiếp theo trong quy trình cho thuê đất để nuôi trồng thủy sản lồng bè trên sông Chà Và.