Thành Phố Hồ Chí Minh Phát Triển Mô Hình Nuôi Tôm Theo VietGAP

Trong ba năm qua, tại thành phố Hồ Chí Minh, nhiều hộ nuôi tôm đã chuyển từ mô hình nuôi quảng canh truyền thống sang nuôi theo hướng VietGAP do nhiều vụ nuôi bị thiệt hại nặng bởi dịch bệnh.
Mặc dù là mô hình nuôi mới, bà con nông dân chưa có nhiều kinh nghiệm, song được sự hướng dẫn của Trung tâm Khuyến nông Thành phố và Trạm Khuyến nông các huyện, nhiều hộ đã mạnh dạn chuyển hướng sang phương thức nuôi mới.
Sau một thời gian áp dụng mô hình nuôi tôm VietGAP, nhiều hộ nhận thấy tôm VietGAP đạt năng suất và giá trị cao hơn nhiều so với nuôi theo phương pháp thông thường, đồng thời dịch bệnh cũng được kiểm soát tốt hơn.
Nguyên nhân chủ yếu là do khi nuôi tôm theo mô hình VietGAP, các yếu tốt con giống, chất lượng hóa chất, kháng sinh sử dụng trong suốt quá trình nuôi dưỡng được lựa chọn kỹ càng, các yếu tố khác như nguồn nước, hệ thống thải, vệ sinh ao đầm cũng được kiểm soát và thực hiện đúng quy chuẩn. Nhờ đó, sức khỏe của tôm được bảo đảm, người nuôi cũng chủ động quản lý ao nuôi tốt hơn, có biện pháp phòng bệnh hữu hiệu hơn.
Nuôi tôm VietGAP mang lại nhiều lợi thế, song mô hình này vẫn chưa thực sự phổ biến do người nuôi ngại thay đổi, chưa sẵn sàng tiếp thu cái mới và e dè về kết quả đạt được.
Related news

Ông Đinh Văn Thành (ngụ vồ Thiên Tuế, núi Cấm, xã An Hảo, Tịnh Biên, An Giang) đã khai thác 13 công đất vườn đồi, vườn rừng theo mô hình “sản xuất nông – lâm kết hợp” trồng xen canh từ 7.500 - 8.000 cây đinh lăng.

Ngày 29-9, tại TPHCM đã diễn ra lễ công bố Dự án hợp tác phát triển vùng nguyên liệu cho ngành chế biến sữa đậu nành Việt Nam giữa Công ty CP NutiFood.
Với tổng diện tích trên 9.300ha, Đồng Tháp đứng đầu khu vực đồng bằng sông Cửu Long về diện tích trồng xoài.

Ở thôn Cẩm Lang, nơi xa trung tâm, hẻo lánh thuộc xã Tiên Nha, huyện Lục Nam (Bắc Giang) mô hình trồng cam, bưởi Diễn của gia đình ông Nguyễn Văn Sơn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.