Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ
Thị trưởng Ronnel Rivera của TP. Generam Santos cho biết, đây là lúc để nhìn ngành công nghiệp cá ngừ trong tương lai xa hơn nếu thành phố di chuyển là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Mindanao.
Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Rivera cho biết General Santos có tiềm năng trở thành trung tâm công-nông nghiệp của vùng.
Tổng lượng cá ngừ cập cảng của Generam Santos đã tăng thêm 14,5% trong nửa đầu năm nay, đạt 104.310,96 tấn, tăng thêm 13.238,69 tấn so với cùng kỳ năm trước.
Tuy nhiên, ông này cho biết các nhà máy sản xuất cá ngừ đóng hộp trong thành phố đang phải sử dụng ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu thô từ các tàu đánh bắt cá ngừ nước ngoài và từ Manila.
Trong năm 2013, 43% (tương đương 71.988,24 tấn) trong tổng sản lượng 167.578,75 tấn cá của thành phố này là cá ngừ đông lạnh đến từ nước ngoài trong khi 8% đến từ Manila.
Cá ngừ đông lạnh cập cảng của thành phố được chuyển đến cho nhà máy đồ hộp ở đây.
Theo hồ sơ của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippines, từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, tổng số lượng cá ngừ đông lạnh cập cảng đã đạt 48.464,62 tấn, chiếm 46% tổng lượng cập cảng.
Thành phố này đã phải bắt đầu NK cá ngừ đông lạnh từ năm 2007.
Các nhà sản xuất cá ngừ lớn của thành phố được phép liên tục khai thác tại các ngư trường mới ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, do nhu cầu chế biến đóng hộp và cá ngừ chế biến tiếp tục là tăng mạnh.
Hiện tại, theo ông Rivera, TP. General Santos vẫn là thủ phủ cá ngừ của Philippines.
6 trong số 7 nhà máy sản xuất cá ngừ đóng hộp của nước này vẫn đang hoạt động tại thành phố này. Và cá ngừ đã trở thành một sản phẩm XK truyền thống của đất nước với hơn 250 triệu USD trong tổng doanh thu XK hàng năm.
Thành phố này sẽ tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 46 vào ngày 5/9, trùng hợp với lễ hội cá ngừ hàng năm của Philippines.
Có thể bạn quan tâm
Đi dọc triền đê Sông Hồng (Yên Lạc, Vĩnh Phúc), tôi bị cuốn hút bởi màu xanh của những cánh đồng thanh hao hoa vàng với mùi hăng hắc rất đặc trưng. Năm 2006, cây thanh hao hoa vàng được triển khai trồng ở Yên Lạc đã mở ra một hướng đi mới cho người nông dân, nhưng niềm vui chưa trọn vẹn thì nỗi lo đã đến. Giá thanh hao hoa vàng lên xuống thất thường làm cho người trồng luôn trong trạng thái bất an.
Những năm gần đây, nhiều hộ gia đình tại xã Quảng Thọ (Quảng Điền - Thừa Thiên Huế) đã tận dụng nguồn nước sông Bồ để nuôi cá lồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Ở huyện Đại Từ (Thái Nguyên), nhiều nông dân gọi ông Lê Xuân Đình, Chủ tịch Hội Nông dân xã Vạn Thọ là “ông sọc dưa”. Cái tên ngồ ngộ này được nông dân trong vùng gắn cho, lâu ngày thành quen miệng. Bản thân ông Đình cũng thấy vui, vì cái việc chăn nuôi lợn rừng, cung cấp giống lợn rừng cho nông dân trong vùng đã trở nên quen thuộc.
Hiện nay Ninh Bình có khoảng 2.600 hộ gia đình, 3 doanh nghiệp và 15 tổ hợp tác với gần 8.000 lao động thường xuyên tham gia trồng nấm. Sản lượng nấm tươi hàng năm ước đạt 4.500 tấn, cho hiệu quả kinh tế gần 40 tỷ đồng.
Ngành tôm không chỉ bị ảnh hưởng bởi EMS mà còn rất nhiều dịch bệnh khác. Tuy nhiên, EMS là hội chứng mới nên đang thu hút quan tâm. Đáng lo ngại là cho tới thời điểm này vẫn chưa tìm ra nguồn gốc cũng như nguyên nhân gây bệnh của EMS và do đó chưa thể có phương pháp điều trị hội chứng này