Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ

Thành Phố Của Philippines Phát Triển Nhờ Cá Ngừ
Publish date: Saturday. September 13th, 2014

Thị trưởng Ronnel Rivera của TP. Generam Santos cho biết, đây là lúc để nhìn ngành công nghiệp cá ngừ trong tương lai xa hơn nếu thành phố di chuyển là một trong những trung tâm kinh tế lớn của Mindanao.

Trong nhiệm kỳ đầu tiên của mình, Rivera cho biết General Santos có tiềm năng trở thành trung tâm công-nông nghiệp của vùng.

Tổng lượng cá ngừ cập cảng của Generam Santos đã tăng thêm 14,5% trong nửa đầu năm nay, đạt 104.310,96 tấn, tăng thêm 13.238,69 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Tuy nhiên, ông này cho biết các nhà máy sản xuất cá ngừ đóng hộp trong thành phố đang phải sử dụng ngày càng nhiều nguồn nguyên liệu thô từ các tàu đánh bắt cá ngừ nước ngoài và từ Manila.

Trong năm 2013, 43% (tương đương 71.988,24 tấn) trong tổng sản lượng 167.578,75 tấn cá của thành phố này là cá ngừ đông lạnh đến từ nước ngoài trong khi 8% đến từ Manila.

Cá ngừ đông lạnh cập cảng của thành phố được chuyển đến cho nhà máy đồ hộp ở đây.

Theo hồ sơ của Cơ quan Phát triển Thủy sản Philippines, từ tháng 1 đến tháng 6 năm nay, tổng số lượng cá ngừ đông lạnh cập cảng đã đạt 48.464,62 tấn, chiếm 46% tổng lượng cập cảng.

Thành phố này đã phải bắt đầu NK cá ngừ đông lạnh từ năm 2007.

Các nhà sản xuất cá ngừ lớn của thành phố được phép liên tục khai thác tại các ngư trường mới ngoài vùng đặc quyền kinh tế của Philippines, do nhu cầu chế biến đóng hộp và cá ngừ chế biến tiếp tục là tăng mạnh.

Hiện tại, theo ông Rivera, TP. General Santos vẫn là thủ phủ cá ngừ của Philippines.

6 trong số 7 nhà máy sản xuất cá ngừ đóng hộp của nước này vẫn đang hoạt động tại thành phố này. Và cá ngừ đã trở thành một sản phẩm XK truyền thống của đất nước với hơn 250 triệu USD trong tổng doanh thu XK hàng năm.

Thành phố này sẽ tổ chức lễ kỷ niệm lần thứ 46 vào ngày 5/9, trùng hợp với lễ hội cá ngừ hàng năm của Philippines.


Related news

Trồng Nấm Nghề Mới Ở Quế Nham Trồng Nấm Nghề Mới Ở Quế Nham

Với mong muốn phát triển nghề trồng nấm, xã Quế Nham, huyện Tân Yên (Bắc Giang) đang tập trung xây dựng làng nghề, mở rộng phạm vi sản xuất, từng bước mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân nơi đây.

Monday. February 24th, 2014
Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống Hiệu Quả Từ Việc Trồng Tiêu Bằng Trụ Cây Sống

Vườn tiêu hơn 500 trụ là nguồn thu nhập chính đối với gia đình anh Lê Trung Nhớ (thôn 3, xã Ia Pal, huyện Chư Sê - Gia Lai). Anh Nhớ cho biết: Gia đình tôi có hơn 1.000 trụ tiêu, trong đó khoảng 500 trụ được trồng bằng cây trụ chết (gỗ) mới thu hoạch được 2 năm thì xuất hiện nhiều loại bệnh, đặc biệt là bệnh chết nhanh, chết chậm. Bây giờ, gia đình tôi chỉ còn trông chờ vào 500 trụ tiêu trồng bằng cây keo này mà thôi.

Monday. February 24th, 2014
Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn Mô Hình Nuôi Cá Trong Ruộng Lúa Làm Kinh Tế Cho Nông Dân Ít Vốn

Nuôi cá trong ruộng lúa là một hình thức canh tác xen kẽ làm tăng thu nhập trên cùng một thửa ruộng. Mô hình này đã được một số địa phương thực hiện theo tập quán cũ, tuy nhiên, chỉ khi các hộ dân áp dụng đúng kỹ thuật nuôi trồng, hình thức nuôi cá-lúa mới thực sự phát huy hiệu quả.

Saturday. March 22nd, 2014
Tình Trạng Sùng Đất Hại Cây Trồng Lan Rộng Tình Trạng Sùng Đất Hại Cây Trồng Lan Rộng

Ghi nhận tại xã Sơn Bình, huyện Khánh Sơn (Khánh Hòa) cho thấy đã xuất hiện một loại sâu hại cây trồng, theo người dân địa phương gọi là sùng đất. Sùng đất ăn rễ và củ của hầu hết các loại cây trồng, gây thiệt hại lớn cho bà con trong khi người nông dân chưa có biện pháp khắc phục.

Monday. February 24th, 2014
Khôi Phục Vườn Tiêu Ở Tân Liên (Quảng Trị) Khôi Phục Vườn Tiêu Ở Tân Liên (Quảng Trị)

Cây hồ tiêu vốn là cây trồng chủ lực trong phát triển kinh tế của người dân xã Tân Liên (huyện Hướng Hóa, Quảng Trị). Tuy nhiên do sự bùng phát của các dịch bệnh, cụ thể là bệnh chết nhanh, chết chậm đã khiến đa số vườn tiêu của người dân rơi vào cảnh tiêu điều, xơ xác.

Monday. February 24th, 2014