Thành phố bò sữa giữa đồng bằng sông Hồng
Để thực hiện quyết tâm này, Hà Nam đã đứng ra làm với vai trò trung gian để kết nối các doanh nghiệp và người nông dân cùng bắt tay nuôi bò.
Trao tiền để nông dân nuôi bò
Do ảnh hưởng của cơn bão “melamine” trong sữa, năm 2008, đàn bò sữa của Hà Nam chỉ còn 100 con.
Nhưng từ năm 2013 đến nay, đàn bò sữa tăng lên khoảng 2.200 con.
Sự tăng trưởng trên không phải ngẫu nhiên, mà do tỉnh áp dụng một loạt chính sách vực dậy và phát triển ngành chăn nuôi này.
Theo đó, một mặt tỉnh nghiên cứu những vùng phát triển phù hợp, mặt khác đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ nông dân, như liên kết với Ngân hàng NNPTNT (Agribank) Hà Nam hỗ trợ lãi suất trong vòng 15 tháng cho các hộ vay mua bò.
Bên cạnh đó, ngân hàng cũng tạo điều kiện cho vay thế chấp tới 70% giá trị con bò…
Ông Nguyễn Quốc Đạt – Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nam cho biết: “Dự kiến đến cuối năm, đàn bò sữa sẽ đạt khoảng 3.000 con, trong đó xã Mộc Bắc (Duy Tiên) gần 1.000 con, còn lại là các huyện Bình Lục, Lý Nhân…, năm 2020 sẽ đạt 15.000 con, sản lượng sữa 50 – 60 triệu lít/năm”.
Bò sữa được coi là vật nuôi giúp đẩy nhanh chương trình “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp” ở Hà Nam.
Theo ông Nguyễn Doãn Quyền – Giám đốc Trung tâm Bò sữa Hà Nam, sau 13 năm gắn bó với bò, Hà Nam đã thử nghiệm ở 4 vùng địa lý, khí hậu khác nhau gồm: Đồng bằng (Thanh Liêm), ven đô (TP. Phủ Lý), bán sơn địa, miền núi (Kim Bảng) và đất bãi ven sông Hồng, sông Đáy (Duy Tiên).
Kết quả, vùng ven sông Hồng là thích hợp nhất để phát triển đàn bò.
Năm 2015, Đề án phát triển trọng điểm bò sữa được UBND tỉnh phê duyệt.
Cũng theo ông Đạt, hiện vùng bò sữa Lý Nhân đã làm xong quy hoạch, hạ tầng, phân khu chăn nuôi và đã thu hút hàng chục hộ có nhu cầu xây chuồng, đón bò về nuôi.
Về nguồn bò giống, UBND tỉnh Hà Nam đã liên hệ với Công ty CP Giống bò sữa Mộc Châu (Sơn La) đặt hàng hàng trăm con bò giống/năm.
Theo đó, đến hết năm 2015, Lý Nhân sẽ có khoảng 800 con bò sữa.
Hình thành các “thành phố bò”
Sở dĩ Hà Nam quy hoạch vùng phát triển bò sữa ở ven bãi sông Hồng do rút kinh nghiệm của Vĩnh Phúc khi phát triển chăn nuôi bò ồ ạt trong khu dân cư, dẫn đến ô nhiễm môi trường trầm trọng.
"Trên địa bàn tỉnh đang có nhiều doanh nghiệp vào khảo sát để nuôi bò thịt, trong đó, Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai dự kiến sẽ thuê hàng trăm ha đất của người dân ở các huyện Lý Nhân, Bình Lục, Thanh Liêm.
Ngoài nuôi tập trung, đơn vị này sẽ liên kết với các hộ dân để nuôi bò.
" Ông Nguyễn Quốc Đạt
Theo ông Lại Văn Hiến – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nam, đề án phát triển bò sữa của tỉnh có lộ trình và phương pháp rất rõ ràng là triển khai nuôi bò suốt dọc 45km theo sông Hồng, sông Châu Giang và phía tây sông Đáy với những mô hình chăn nuôi nông hộ, trang trại kiểu mẫu và cả mô hình biệt thự bò.
“Trong tương lai, tại các huyện Duy Tiên, Lý Nhân sẽ hình thành các “thành phố bò”.
Đồng thời hỗ trợ người dân mua máy thái cỏ, máy vắt sữa, hỗ trợ kinh phí dồn đổi ruộng đất, xây dựng chuồng trại và công trình phụ trợ, xử lý môi trường, đào tạo chuyển giao kỹ thuật” - ông Hiến cho biết .
Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam Mai Tiến Dũng là người khá sốt sắng trong việc biến Hà Nam thành trung tâm nuôi bò sữa.
Ông Dũng cho biết: “Tỉnh cũng quy hoạch các vùng chăn nuôi bò và vùng trồng cỏ trên quan điểm những hộ có bò không nhất thiết phải có cỏ, còn những hộ có cỏ không nhất thiết phải có bò”.
Mới đây, UBND tỉnh Hà Nam, cùng Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) và Công ty CP Dinh dưỡng NutiFood Việt Nam đã chính thức ký kết biên bản thỏa thuận về hỗ trợ nuôi bò sữa trên địa bàn tỉnh.
Theo đó, tỉnh Hà Nam là bên quy hoạch, bố trí các vùng nuôi bò, HAGL là đơn vị cung cấp con giống, hỗ trợ kỹ thuật cho nông dân nuôi bò, còn NutiFood chịu trách nhiệm thu mua và chế biến sữa tại nhà máy chế biến được đặt tại Hà Nam.
Bà Trần Thị Tình – Chủ tịch Hội Nông dân xã Mộc Bắc (Duy Tiên) cho biết, việc quy hoạch nuôi bò của tỉnh sẽ rất thuận tiện cho người dân, từ việc vận chuyển thức ăn cho đến vận chuyển sữa.
“Hiện xã có 86 hội viện nuôi bò sữa, có nhiều hộ đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện, tỉnh như”- bà Tình nói.
Cũng với bò, Hà Nam sẽ đẩy mạnh phát triển đàn lợn, dự kiến đạt khoảng 470.000 con, chiếm khoảng 37% giá trị ngành nông nghiệp; phát triển đàn gà Móng “Sách đỏ” đặc sản và đẩy mạnh nuôi cá lồng trên sông Hồng.
Để chủ động nguồn thức ăn cho bò, Hà Nam đã có chủ trương khuyến khích các hộ, các địa phương chuyển đổi đất lúa kém hiệu quả sang trồng ngô, cỏ để bán cho các hộ nuôi bò.
Tại xã Mộc Bắc, vụ đông năm 2014 đã gần 100ha đất trồng đậu tương, khoai lang sang trồng ngô bán cho các hộ nuôi bò, với giá trị đạt 1,2 triệu đồng/sào.
Bà Nguyễn Thị Hằng, một trong các hộ chuyển đổi từ trồng đỗ tương sang trồng ngô vui vẻ cho hay: “Trước đây cánh đồng này chúng tôi thường trồng đậu tương, tỉnh ra cũng chỉ đạt 800.000 đồng đến 1 triệu đồng/sào.
Hai vụ nay, tôi chuyển 4 sào ruộng sang trồng ngô để bán cho các hộ nuôi bò, trồng đến đâu họ mua hết đến đó, tiền tươi mà đỡ công chăm sóc, thu hoạch”.
Để giải quyết đầu ra của sữa, ông Đạt cho biết, hiện trên địa bàn đã có nhà máy sữa Vinamilk và Công ty TNHH Friesland Campina đã ký cam kết mua toàn bộ sữa bò của người dân.
Theo đó, tại các vùng nuôi khoảng 300 con bò sữa trở lên sẽ được công ty đặt một trạm thu mua sữa, sau đó vận chuyển về nhà máy.
Có thể bạn quan tâm
Thời điểm này, 60ha diện tích đất trồng nhãn tại vùng chuyên canh xã Hòa Hiệp (huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu) đang bước vào vụ thu hoạch, sản lượng đạt hơn 750 tấn. Theo một số hộ dân ở đây cho biết, năng suất giống nhãn xuồng cơm vàng đạt từ 8 - 9 tấn/ha giảm 1 tấn/ha so với cùng kỳ.
Trong những năm gần đây diện tích ngô vụ đông trên địa bàn huyện Hạ Hòa giảm dần. Nguyên nhân do yêu cầu khắt khe về thời vụ, ngô phải gieo trước ngày 30-9, trong khi đó lao động đi làm ăn xa, hoặc chọn công việc khác thu nhập cao hơn dẫn đến thiếu lao động khi vào mùa vụ. Hơn nữa, thời điểm thu hoạch lúa mùa, gieo trồng ngô đông thường mưa nhiều nên cũng làm chậm tiến độ sản xuất.
Tham gia đoàn giám sát chúng tôi thấy rất thấm thía về thực trạng hoạt động của các nông, lâm trường. Sau khi rà soát đánh giá thấy tình trạng thất thoát quỹ đất và tài sản của Nhà nước khá nghiêm trọng, kể cả với cơ quan chuyển đổi
Ngày 27.8, UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết, vừa chỉ đạo các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra xử lý hành vi gian lận thương mại biến khoai tây Trung Quốc thành khoai Đà Lạt.
Xuất khẩu giảm, giá cả trên thị trường thế giới cạnh tranh, chi phí tài chính tăng... khiến nhiều doanh nghiệp cá tra giảm lãi tới vài trăm phần trăm, thậm chí lỗ.