Nuôi Cá Lồng Trên Sông Sẽ Được Nhân Rộng
Chi cục Thủy sản tỉnh tổ chức hội nghị thăm quan đề tài “Nhân rộng mô hình nuôi thương phẩm một số loại cá có giá trị kinh tế cao bằng lồng trên sông Đuống” tại huyện Gia Bình.
Đề tài được triển khai ở 2 hộ dân thuộc thôn Chi Nhị, xã Song Giang và thôn Mỹ Lộc, xã Cao Đức, trong thời gian 1 năm từ tháng 3-2014 đến tháng 3-2015. Tổng kinh phí thực hiện đề tài là 2,5 tỷ đồng, trong đó, vốn ngân sách sự nghiệp KHCN của tỉnh là 700 triệu đồng, vốn người dân tự đóng góp là 1,8 tỷ đồng.
Chi cục Thủy sản hỗ trợ các hộ nuôi về con giống, vật tư, kỹ thuật chăm sóc cá, kỹ thuật lắp đặt 20 lồng nuôi gồm 12 lồng cá điêu hồng, 4 lồng cá lăng và 4 lồng cá chép lai. Kết quả bước đầu cho thấy, các đối tượng cá nuôi trong lồng đều sinh trưởng và phát triển tốt, trọng lượng bình quân từ 0,4 – 1,2kg/con, không có dịch bệnh lớn xảy ra.
Trên cơ sở thực tế mô hình, Chi cục Thủy sản tiếp tục triển khai nuôi cá thương phẩm bằng lồng trên các lưu vực sông của tỉnh, tập trung vào các loại cá nuôi có giá trị kinh tế như: cá rô phi điêu hồng, trắm cỏ, trắm đen, chép lai.
Nguồn bài viết gốc: http://baobacninh.com.vn/news_detail/84562/nuoi-ca-long-tren-song-se-duoc-nhan-rong.html
Có thể bạn quan tâm
An Giang có 2 doanh nghiệp sản xuất - kinh doanh gạo đồ (parboiling) là Công ty TNHH Khiêm Thanh và Công ty Cổ phần Toàn Cầu, có tổng công suất thiết kế 1.200 tấn/ngày. Không chỉ bán được giá cao hơn, chế biến gạo đồ còn giải quyết được nhiều khó khăn trong sản xuất lúa gạo hiện tại.
Gần đây, trên những diện tích sản xuất lúa, hoa màu gặp khó khăn, năng suất đạt thấp do đất nghèo dinh dưỡng, nhiều nông dân xã Đại Đồng (Đại Lộc - Quảng Nam) đã chuyển sang chuyên canh cây sả theo hướng hàng hóa với diện tích lớn, thu được hiệu quả kinh tế cao.
Ngày 26/7, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đầm Dơi (Cà Mau) phối hợp với UBND xã Tân Dân hợp đồng với Công ty TNHH Trường Thịnh thả hơn 3,3 triệu con sú giống cho 46 hộ dân.
Ông Đặng Quang Tiến, thôn 4, xã Sơn Mỹ (Hàm Tân - Bình Thuận) được coi là chủ trang trại chăn nuôi lớn ở địa phương này, hiện đang sở hữu 200 heo nái, 800 heo thịt và 100 heo nái hậu bị (chuẩn bị phối giống).
Những năm gần đây, người dân ở xã Đông Phước A, huyện Châu Thành (Hậu Giang) ngày càng gắn bó với mô hình trồng chanh không hạt. Nhờ loại cây này, nhiều hộ dân trong xã đã ổn định cuộc sống, vươn lên thoát nghèo.