Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút
Ngày đăng: 12/11/2014

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.

Hơn 2 năm trước, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Yến nhận thấy mô hình nuôi chim cút mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, chị cùng cha ra tận Đồng Nai tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Với những kiến thức bản thân tích lũy cùng với sự giúp đỡ của cha, chị Yến mạnh dạn dựng trại, đóng chuồng, nuôi thí điểm 5.000 chim cút con.

Dù sản lượng cút thịt không đạt yêu cầu như dự tính ban đầu nhưng chị cũng thu lãi trên 5,3 triệu đồng, sau hơn 1 tháng nuôi. Rút kinh nghiệm từ những lần nuôi trước và chịu khó học tập kỹ thuật chăm sóc, chị phát triển đàn cút lên 10.000 con, số lượng hao hụt giảm đáng kể.

Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên việc mở rộng quy mô sản xuất đối với Yến cũng gặp nhiều trở ngại. Sau khi đề nghị Xã đoàn hỗ trợ vốn, chị được Huyện đoàn Châu Thành hỗ trợ vốn vay 15 triệu đồng (lãi suất 0%) “Đề án 65 hộ thanh niên thoát nghèo của Huyện đoàn Châu Thành giai đoạn từ 2014-2017”. Từ số vốn ít ỏi đó cộng với số tiền tích góp của gia đình, chị mua thêm cút giống và mở rộng thêm nhà trại, nuôi  trên 20.000 con chim cút. Hiện nay, giá cút thịt (đã làm sạch) được thương lái đến tận nhà thu mua từ 45.000 – 50.000 đồng/kg.

Với giá bán này, sau khi trừ chi phí, gia đình chị lãi trên 1 triệu đồng/ 1.000 con. Sau khi thực hiện thành công mô hình nuôi chim cút thịt, chị Yến còn mạnh dạn nuôi thử nghiệm 2.000 con chim cút giống để đẻ trứng. Với thời gian nuôi gần 2 tháng, chim cút bắt đầu đẻ trứng. Hiện nay, mỗi tháng, chị thu khoảng 1.600 trứng cút, có thêm thu nhập từ 700.000 – 800.000 đồng/tháng.

“Nuôi chim cút lấy trứng và bán thương phẩm là mô hình dễ thực hiện và ít tốn công chăm sóc. Chỉ cần cho chúng ăn đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là cút lớn nhanh và mạnh khỏe. Riêng đối với cút đẻ, phải chú trọng phòng bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng.

Hiện nay, thịt và trứng chim cút được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định” – chị Yến chia sẻ. Khi cuộc sống gia đình ổn định, chị không ngần ngại hướng dẫn những đoàn viên trong ấp cách xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc để cùng phát triển mô hình nuôi chim cút.

Bí thư Huyện đoàn Châu Thành Mai Hòa Phúc cho biết, nhiều năm qua, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình được các cấp bộ Đoàn huyện triển khai tích cực, với nhiều nội dung đa dạng, thiết thực.

Qua đó, xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu vươn lên trong cuộc sống từ các mô hình sản xuất- kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đoàn viên Huỳnh Ngọc Yến là một trong những điển hình. Thời gian tới, cơ sở Đoàn các cấp tiếp tục thành lập, nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi.

Đồng thời, mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… tạo điều kiện cho thanh niên địa phương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.

Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Thanh-nien-lap-nghiep-voi-nghe-nuoi-chim-cut.html


Có thể bạn quan tâm

Một số lưu ý khi trồng rau trong mùa mưa Một số lưu ý khi trồng rau trong mùa mưa

Ở huyện Cần Đước, tỉnh Long An, bà con nông dân trồng rau ăn lá trong mùa mưa thường gặp nhiều rủi ro do ẩm độ không khí cao, sâu bệnh phát triển mạnh, mưa gió nhiều rau dễ bị dập nát khó bán, bà con phải dùng lưới che nên tốn thêm chi phí. Tuy nhiên, do giá rau cao hơn so với những tháng trồng vào mùa nắng nên bà con vẫn duy trì diện tích trồng.

20/08/2015
Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng Phú Tân (An Giang) đẩy mạnh cơ giới hóa trên đồng ruộng

Phú Tân là một huyện cù lao, người dân chủ yếu sống bằng nghề nông, cũng là một trong những huyện đi đầu trong tỉnh An Giang về ứng dụng cơ giới hóa trên đồng ruộng, những năm qua, huyện không ngừng đổi mới các phương pháp canh tác để tăng năng suất và tăng lợi nhuận cho nông dân, trong đó việc ứng dụng cơ giới hóa trong sản xuất lúa đã giúp nông dân giảm thất thoát trên đồng ruộng, giảm chi phí, tăng lợi nhuận ...

20/08/2015
Chương Mỹ (Hà Nội) mất mùa bưởi Diễn Chương Mỹ (Hà Nội) mất mùa bưởi Diễn

Bưởi Diễn là loại cây ăn quả chủ lực của vùng đất đồi gò huyện Chương Mỹ (Hà Nội), mang lại nguồn thu nhập khá cho người dân địa phương. Tuy nhiên, 2 năm trở lại đây, do ảnh hưởng của thời tiết mưa kéo dài đã khiến nhiều chủ vườn đang phải đối mặt với nguy cơ mất mùa.

20/08/2015
Thanh long ruột đỏ rớt giá Thanh long ruột đỏ rớt giá

Theo nhiều nông dân trồng thanh long tại huyện Trảng Bom (Đồng Nai), hiện thanh long ruột đỏ loại ngon bán tại vườn đã rớt giá mạnh, chỉ khoảng 4 ngàn đồng/kg; thanh long dạt nông dân phải cắt bỏ vì thương lái không mua. Nguyên nhân khiến thanh long rớt giá mạnh do rộ mùa, nguồn cung dồi dào trong khi thị trường tiêu thụ chính là Trung Quốc lại bất ổn.

20/08/2015
Tỉ phú chuối Laba trên đất Đơn Dương (Lâm Đồng) Tỉ phú chuối Laba trên đất Đơn Dương (Lâm Đồng)

Với 1ha chuối Laba đang cho thu hoạch, có giá bán ổn định 7.000 đồng/kg, cộng với tiền bán cây giống, mỗi năm trừ mọi chi phí, gia đình anh Trần Nam Phi, thôn Suối Thông B2, xã Đạ Ròn, huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng thu về không dưới 550 triệu đồng.

20/08/2015