Thanh Niên Lập Nghiệp Với Nghề Nuôi Chim Cút

Xuất thân từ một gia đình không mấy khá giả, sống chủ yếu bằng nghề làm thuê, nhưng với sự nỗ lực vươn lên, Huỳnh Ngọc Yến (sinh năm 1988, ngụ ấp An Hòa, xã An Hòa, Châu Thành) đã trở thành gương thanh niên làm kinh tế giỏi, với thu nhập ổn định từ nghề nuôi chim cút.
Hơn 2 năm trước, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Yến nhận thấy mô hình nuôi chim cút mang lại hiệu quả kinh tế cao, phù hợp với điều kiện kinh tế của gia đình, chị cùng cha ra tận Đồng Nai tìm hiểu, học hỏi kinh nghiệm. Với những kiến thức bản thân tích lũy cùng với sự giúp đỡ của cha, chị Yến mạnh dạn dựng trại, đóng chuồng, nuôi thí điểm 5.000 chim cút con.
Dù sản lượng cút thịt không đạt yêu cầu như dự tính ban đầu nhưng chị cũng thu lãi trên 5,3 triệu đồng, sau hơn 1 tháng nuôi. Rút kinh nghiệm từ những lần nuôi trước và chịu khó học tập kỹ thuật chăm sóc, chị phát triển đàn cút lên 10.000 con, số lượng hao hụt giảm đáng kể.
Do điều kiện kinh tế gia đình khó khăn, nên việc mở rộng quy mô sản xuất đối với Yến cũng gặp nhiều trở ngại. Sau khi đề nghị Xã đoàn hỗ trợ vốn, chị được Huyện đoàn Châu Thành hỗ trợ vốn vay 15 triệu đồng (lãi suất 0%) “Đề án 65 hộ thanh niên thoát nghèo của Huyện đoàn Châu Thành giai đoạn từ 2014-2017”. Từ số vốn ít ỏi đó cộng với số tiền tích góp của gia đình, chị mua thêm cút giống và mở rộng thêm nhà trại, nuôi trên 20.000 con chim cút. Hiện nay, giá cút thịt (đã làm sạch) được thương lái đến tận nhà thu mua từ 45.000 – 50.000 đồng/kg.
Với giá bán này, sau khi trừ chi phí, gia đình chị lãi trên 1 triệu đồng/ 1.000 con. Sau khi thực hiện thành công mô hình nuôi chim cút thịt, chị Yến còn mạnh dạn nuôi thử nghiệm 2.000 con chim cút giống để đẻ trứng. Với thời gian nuôi gần 2 tháng, chim cút bắt đầu đẻ trứng. Hiện nay, mỗi tháng, chị thu khoảng 1.600 trứng cút, có thêm thu nhập từ 700.000 – 800.000 đồng/tháng.
“Nuôi chim cút lấy trứng và bán thương phẩm là mô hình dễ thực hiện và ít tốn công chăm sóc. Chỉ cần cho chúng ăn đầy đủ và vệ sinh chuồng trại sạch sẽ là cút lớn nhanh và mạnh khỏe. Riêng đối với cút đẻ, phải chú trọng phòng bệnh tiêu chảy, giúp chim đẻ khỏe, kéo dài thời gian cho trứng.
Hiện nay, thịt và trứng chim cút được rất nhiều người ưa chuộng nên đầu ra luôn ổn định” – chị Yến chia sẻ. Khi cuộc sống gia đình ổn định, chị không ngần ngại hướng dẫn những đoàn viên trong ấp cách xây dựng chuồng trại và kỹ thuật chăm sóc để cùng phát triển mô hình nuôi chim cút.
Bí thư Huyện đoàn Châu Thành Mai Hòa Phúc cho biết, nhiều năm qua, các hoạt động chăm lo, hỗ trợ thanh niên phát triển kinh tế gia đình được các cấp bộ Đoàn huyện triển khai tích cực, với nhiều nội dung đa dạng, thiết thực.
Qua đó, xuất hiện nhiều gương thanh niên tiêu biểu vươn lên trong cuộc sống từ các mô hình sản xuất- kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao. Trong đó, đoàn viên Huỳnh Ngọc Yến là một trong những điển hình. Thời gian tới, cơ sở Đoàn các cấp tiếp tục thành lập, nhân rộng các mô hình thanh niên làm kinh tế giỏi.
Đồng thời, mở các lớp tập huấn, hội thảo chuyển giao khoa học - kỹ thuật, chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi… tạo điều kiện cho thanh niên địa phương vươn lên thoát nghèo, làm giàu chính đáng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nguồn bài viết: http://www.baoangiang.com.vn/An-Giang-24-Gio/Thoi-su/Thanh-nien-lap-nghiep-voi-nghe-nuoi-chim-cut.html
Related news

“Theo khảo sát của chúng tôi, hiện có rất ít doanh nghiệp xuất khẩu cá tra chịu đầu tư để tạo ra những sản phẩm có giá trị gia tăng”, ông Võ Hùng Dũng, Phó chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội cá tra Việt Nam (VN Pangasius) trao đổi với Thời báo Kinh tế Sài Gòn Online bên lề hội thảo.

Tại Hội nghị Diễn đàn Doanh nghiệp Nông nghiệp năm 2014, do Bộ NN & PTNT tổ chức ngày 15/10/2014, ông Bùi Quang Huy - Chủ tịch Hiệp hội tôm Mỹ Thanh đã trình bày một số khó khăn và kiến nghị của ngành nuôi tôm ở ĐBSCL. Trong đó, ông Huy kiến nghị không đưa quy định DN nuôi tôm phải có vùng nguyên liệu tối thiểu 10% công suất vào đề án Quản lý hoạt động sản xuất, chế biến và xuất khẩu tôm nước lợ khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL).

Việc nuôi chim trĩ thương phẩm đã được thực hiện ở một số địa phương trong nước, song ở Bình Định thì chưa phổ biến, chỉ một số ít hộ nuôi thử nghiệm, điển hình là gia trại nuôi chim trĩ của anh Bùi Văn Bảo, ở thôn Vạn Tín, xã Ân Hảo Tây, huyện Hoài Ân.

Đến thăm các bản: Hưng Phong, Nà Can, Nậm Tàng, Cốc Phát (xã Bản Bo) chúng tôi thấy nhiều hộ phát triển đàn lợn với số lượng lớn (khác với tập quán nuôi nhỏ lẻ, manh mún trước đây). Bà con đổi mới phương thức chăn nuôi từ thả rông sang xây dựng chuồng trại để nuôi nhốt kết hợp với các biện pháp phòng dịch đầy đủ.

Hiện nay, nhu cầu tiêu dùng trái ngon và sạch, không có dư lượng thuốc bảo vệ thực vật, ít sử dụng hóa chất đang càng ngày càng lớn. Nhưng để bảo vệ nông sản, nhà nông gần như bắt buộc phải sử dụng hóa chất trong quá trình sản xuất. Vì thế, việc phục hồi các mô hình sử dụng thiên địch để phòng trừ sâu bệnh trên cây trồng là rất cần thiết.