Thanh niên Đinh Bá Bình quyết chí làm giàu
Khi mới 21 tuổi, anh Bình lập gia đình với vô vàn khó khăn. Tài sản không có gì ngoài 5.000m2 đất ruộng và đôi bàn tay trắng.
Gắn bó với đồng ruộng, nên Đinh Bá Bình hiểu rõ những lợi thế của vùng đất thuần nông này. Ý tưởng về một mô hình trồng cây ăn quả cứ ngày ngày thôi thúc anh. Năm 2010, biết người thân ở tỉnh Bình Thuận làm giàu từ thanh long, anh Bình cất công vào tận nơi để học hỏi kinh nghiệm, ghi chép tỉ mỉ kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long.
Trở về, anh bàn với vợ đầu tư trồng thử hơn 300 gốc thanh long ruột đỏ. Chỉ sau một năm dày công chăm sóc, vun trồng vườn thanh long đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg lứa đầu gia đình anh lãi gần 20 triệu đồng.
Anh Bình cho biết: Trồng thanh long ruột đỏ cho năng suất cao hơn thanh long ruột trắng từ 1 – 2 lứa vụ. Đặc biệt thanh long ruột đỏ giá thành cao hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trung bình, mỗi gốc thanh long trồng từ 2 năm trở lên nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể cho thu hoạch gấp đôi năm đầu.
Thấy hiệu quả từ trồng thanh long mang lại, mỗi năm anh đầu tư trồng thêm vài trăm gốc, đến nay vườn thanh long nhà anh Bình đã có gần 1.000 gốc, mỗi năm thu hơn 10 tấn quả, lãi gần 300 triệu đồng.
Ấn tượng nhất khi đến tham quan mô hình kinh tế của gia đình anh Bình chính là đàn đà điểu giống Châu Phi. Anh cho biết: Nhận thấy Điện Biên là thị trường có tiềm năng, trong khi mô hình nuôi đà điểu chưa có, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống hết 100 triệu đồng. Sau hơn 7 tháng nuôi, đàn đà điểu phát triển khá tốt, hiện trung bình mỗi con nặng khoảng 60kg.
Đà điểu thương phẩm bán với giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg, khá chạy hàng. Để chất lượng thịt cao hơn, đà điểu phải đạt trên 1 tạ/con mới xuất bán, nên số đà điểu còn lại tôi sẽ nuôi thêm 4 – 5 tháng nữa mới xuất bán.
Có thể bạn quan tâm
Trong khi dịch bệnh trên tôm tại nhiều địa phương đã được kiểm soát thì tại thị xã Vĩnh Châu (Sóc Trăng) lại phải công bố dịch. Điều đáng nói là sau khi công bố dịch nông dân bất cập trong khâu quản lý lẫn ý thức của người nuôi.
“Mới đầu mùa mà trời nắng nóng gay gắt, con người mà cũng không trụ nổi, huống chi là tôm. Thời tiết này mà kéo dài thì diện tích tôm nuôi bị bệnh chết còn diễn biến phức tạp”- anh Hà Dũng, người nuôi tôm ở xã Phú Xuân (Phú Vang - Thừa Thiên - Huế) bày tỏ.
Nhằm phát triển cây vải thiều bền vững, các cơ quan chức năng của tỉnh Bắc Giang không chỉ chủ động hỗ trợ người dân về mặt sản xuất, mà còn đẩy mạnh chế biến, tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tìm đầu ra ổn định cho quả vải.
Tam Dương là một trong 3 huyện của tỉnh Vĩnh Phúc được chọn tham gia thí điểm bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) trên đàn gia súc, gia cầm giai đoạn 2011-2013 theo Quyết định 315/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ. Sau 3 năm triển khai, BHNN đã giúp nông dân trong huyện yên tâm đầu tư vào sản xuất, góp phần phát triển chăn nuôi bền vững.
Nghề khai thác rong mơ đã giúp gia đình ông Nguyễn Văn Hòa (thôn Đông, xã Ninh Vân) có thu nhập khá cao trong suốt thời gian dài. “Những năm trước, khai thác rong mơ là nghề hái ra tiền ở xã Ninh Vân, vì vậy cứ tới mùa rong mơ (khoảng đầu tháng 4 đến tháng 8 hàng năm) là cả làng đi biển, lặn rong.