Thanh niên Đinh Bá Bình quyết chí làm giàu
Khi mới 21 tuổi, anh Bình lập gia đình với vô vàn khó khăn. Tài sản không có gì ngoài 5.000m2 đất ruộng và đôi bàn tay trắng.
Gắn bó với đồng ruộng, nên Đinh Bá Bình hiểu rõ những lợi thế của vùng đất thuần nông này. Ý tưởng về một mô hình trồng cây ăn quả cứ ngày ngày thôi thúc anh. Năm 2010, biết người thân ở tỉnh Bình Thuận làm giàu từ thanh long, anh Bình cất công vào tận nơi để học hỏi kinh nghiệm, ghi chép tỉ mỉ kỹ thuật trồng, chăm sóc thanh long.
Trở về, anh bàn với vợ đầu tư trồng thử hơn 300 gốc thanh long ruột đỏ. Chỉ sau một năm dày công chăm sóc, vun trồng vườn thanh long đã cho thu hoạch lứa quả đầu tiên. Với giá từ 25.000 - 30.000 đồng/kg lứa đầu gia đình anh lãi gần 20 triệu đồng.
Anh Bình cho biết: Trồng thanh long ruột đỏ cho năng suất cao hơn thanh long ruột trắng từ 1 – 2 lứa vụ. Đặc biệt thanh long ruột đỏ giá thành cao hơn, được người tiêu dùng ưa chuộng. Trung bình, mỗi gốc thanh long trồng từ 2 năm trở lên nếu chăm sóc tốt, đúng kỹ thuật có thể cho thu hoạch gấp đôi năm đầu.
Thấy hiệu quả từ trồng thanh long mang lại, mỗi năm anh đầu tư trồng thêm vài trăm gốc, đến nay vườn thanh long nhà anh Bình đã có gần 1.000 gốc, mỗi năm thu hơn 10 tấn quả, lãi gần 300 triệu đồng.
Ấn tượng nhất khi đến tham quan mô hình kinh tế của gia đình anh Bình chính là đàn đà điểu giống Châu Phi. Anh cho biết: Nhận thấy Điện Biên là thị trường có tiềm năng, trong khi mô hình nuôi đà điểu chưa có, anh mạnh dạn đầu tư xây dựng chuồng trại và mua con giống hết 100 triệu đồng. Sau hơn 7 tháng nuôi, đàn đà điểu phát triển khá tốt, hiện trung bình mỗi con nặng khoảng 60kg.
Đà điểu thương phẩm bán với giá từ 300.000 – 400.000 đồng/kg, khá chạy hàng. Để chất lượng thịt cao hơn, đà điểu phải đạt trên 1 tạ/con mới xuất bán, nên số đà điểu còn lại tôi sẽ nuôi thêm 4 – 5 tháng nữa mới xuất bán.
Related news
Giá xoài cát Hòa Lộc loại 1 và bưởi da xanh khoảng 55.000 đồng/kg; cam xoàn loại 1: 35.000-40.000 đồng/kg; bưởi Năm Roi và cam sành khoảng 25.000- 30.000; cam mật 15.000 đồng/kg…
Các ý kiến tại hội nghị khẳng định sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là lúa, gạo, thủy sản là tiềm năng, lợi thế chủ yếu và là động lực chính để phát triển KT-XH vùng ĐBSCL và đã có sự phát triển vượt bậc trong thời gian qua, đảm bảo an ninh lương thực quốc gia và đóng góp lớn cho xuất khẩu.
Được biết năm nay, huyện Lục Ngạn tập trung mở rộng diện tích sản xuất vải thiều VietGAP lên 8.500 ha ở 30 xã, thị trấn, tăng 1.000 ha so với năm ngoái.
Nhiều nhất là vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Lam Sơn với 16.000 ha, tiếp theo là vùng nguyên liệu của Công ty TNHH Đường mía Việt Nam – Đài Loan gần 11.000 ha và vùng nguyên liệu của Công ty CP Mía đường Nông Cống 6.450 ha.
Mặt dù giá tăng cao trở lại, nhưng trên địa bàn huyện Cao Lãnh (Đồng Tháp) hiện chỉ có khoảng 150/330 ha nhãn đang cho trái, tập trung ở các xã ven quốc lộ 30, nên lượng nhãn cung cấp ra thị trường sắp tới đây vẫn không được nhiều.