Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng
Với số lượng hàng chục ngàn cây dọc theo các triền núi trong vùng, thôn Gỗ (xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) được xem là vựa lớn của trái hường.
Hường là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, ngay cả khi được mang về trồng trên vườn, rẫy, người dân cũng không sử dụng bất kì loại phân bón nào, nên trái hường được nhiều người ưa chuộng.
Một góc rừng thôn Gỗ (xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) - nơi có số lượng cây hường mọc nhiều.
Theo lời người dân nơi đây, hường cùng họ hàng với cam nên kích cỡ, màu sắc khá giống nhau. Thời gian mọc đến khi cho ra lứa trái đầu tiên khoảng 3-4 năm, với chiều cao của cây từ 2-6m. Mỗi đời cây cho trái lên đến 15-25 năm. Vụ thu hoạch trái hường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.
Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi vắt nước uống có vị thanh, mát.
Vào những ngày này, gần như bất cứ ai có dịp đi ngang qua huyện Trà Bồng, Tây Trà đều ghé vào các điểm bán trái hường ở ven đường, mua vài chục trái mang về làm quà cho người thân.
Đây cũng là loại quả rừng mang lại thu nhập cao cho người dân. Chị Hồ Thị Deo (35 tuổi) bày tỏ: Mỗi ngày làm siêng đi hái cũng được từ 100-150 trái/ngày/người. Nhiều khi gặp nơi hường mọc nhiều, thì số lượng thu hoạch được lên đến 200-300 trái/ngày/người.
Trái hường được ví gọi là món quà của rừng dành cho đồng bào người Kor.
Với giá bán hiện nay từ 15.000-20.000 đồng/chục (10 trái), trái hường mang lại một khoản thu nhập gấp 2-3 lần so với tiền công đi làm thuê. Vì vậy đồng bào người Kor ví gọi trái hường là món quà tặng của rừng.
Có thể bạn quan tâm
Mô hình nuôi vịt trời siêu lợi nhuận do chi phí chuồng trại không lớn, đầu ra lại thuận lợi nên có rất nhiều nông dân Đồng Nai đã đầu tư nuôi.
Mùa mật năm nay, các hộ nuôi ong rơi vào cảnh "tiến thoái lưỡng nan" vì sụt giảm sản lượng, lại còn mất giá.
Gần hai tháng nay, giá heo hơi tại tỉnh Hậu Giang đã giảm mạnh, nhất là từ đầu tháng 7 đến nay. Hiện thương lái thu mua heo hơi tại chuồng dao động từ 36.000 - 38.000 đồng/kg.
Số lượng cây xanh để trả lời câu hỏi này thực sự ngoài sức tưởng tượng của bất kỳ ai. Cây xanh luôn nhả khí oxy sau khi hoàn tất quá trình quang hợp dưới sự trợ giúp của ánh sáng mặt trời chất diệp lục, con người và các loài động vật cấp cao khác luôn cần khí oxy để duy trì sự sống.
Đó là chị Nguyễn Thị Thanh Nga, sinh năm 1957, ở ấp Hoà Thịnh, xã Hoà Bình Thạnh, huyện Châu Thành (An Giang). Theo hướng dẫn của hai nữ cán bộ huyện Châu Thành, chúng tôi men theo con đường đất cặp mương Ngươn xẻ dọc cánh đồng Hoà Bình Thạnh đang độ làm đòng. Hơn 15 phút sau, chúng tôi dừng lại trước một trang trại mọc sừng sững giữa cánh đồng lúa xanh bát ngát.