Home / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng

Thanh mát như trái hường quà tặng thơm ngon của núi rừng
Publish date: Monday. September 14th, 2015

Với số lượng hàng chục ngàn cây dọc theo các triền núi trong vùng, thôn Gỗ (xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) được xem là vựa lớn của trái hường.

Hường là loại cây mọc tự nhiên trong rừng, ngay cả khi được mang về trồng trên vườn, rẫy, người dân cũng không sử dụng bất kì loại phân bón nào, nên trái hường được nhiều người ưa chuộng.

Một góc rừng thôn Gỗ (xã Trà Thanh, huyện Tây Trà, Quảng Ngãi) - nơi có số lượng cây hường mọc nhiều.

Theo lời người dân nơi đây, hường cùng họ hàng với cam nên kích cỡ, màu sắc khá giống nhau. Thời gian mọc đến khi cho ra lứa trái đầu tiên khoảng 3-4 năm, với chiều cao của cây từ 2-6m. Mỗi đời cây cho trái lên đến 15-25 năm. Vụ thu hoạch trái hường bắt đầu từ tháng 7 đến tháng 9 hàng năm.

Tuy không ngọt lịm như một số giống cam trồng dưới xuôi, nhưng bù lại, trái hường có mùi khá thơm, khi vắt nước uống có vị thanh, mát.

Vào những ngày này, gần như bất cứ ai có dịp đi ngang qua huyện Trà Bồng, Tây Trà đều ghé vào các điểm bán trái hường ở ven đường, mua vài chục trái mang về làm quà cho người thân.

Đây cũng là loại quả rừng mang lại thu nhập cao cho người dân. Chị Hồ Thị Deo (35 tuổi) bày tỏ: Mỗi ngày làm siêng đi hái cũng được từ 100-150 trái/ngày/người. Nhiều khi gặp nơi hường mọc nhiều, thì số lượng thu hoạch được lên đến 200-300 trái/ngày/người.

Trái hường được ví gọi là món quà của rừng dành cho đồng bào người Kor.

Với giá bán hiện nay từ 15.000-20.000 đồng/chục (10 trái), trái hường mang lại một khoản thu nhập gấp 2-3 lần so với tiền công đi làm thuê. Vì vậy đồng bào người Kor ví gọi trái hường là món quà tặng của rừng.


Related news

Sa nhân Tân Lập được mùa, được giá Sa nhân Tân Lập được mùa, được giá

Sa nhân là cây dược liệu quý đã gắn bó lâu đời với người dân xã Tân Lập (Mộc Châu - Sơn La). Với nhiều ưu điểm như: dễ trồng, phù hợp với điều kiện khí hậu của vùng, tận dụng được diện tích đất dưới tán rừng, giá bán cao nên cây sa nhân đã và đang là cây trồng đem lại hiệu quả, tăng thu nhập cho nhiều gia đình ở Tân Lập.

Friday. September 4th, 2015
Giải pháp nào giúp nông dân tiếp tục gắn bó với cây mía? Giải pháp nào giúp nông dân tiếp tục gắn bó với cây mía?

Sau nhiều năm thua lỗ liên tục, diện tích mía ở ĐBSCL đang dần bị phá bỏ và thay thế bằng các cây trồng khác.

Friday. September 4th, 2015
Phá vỡ quy hoạch, nuôi mầm dịch bệnh Phá vỡ quy hoạch, nuôi mầm dịch bệnh

Diện tích hồ tiêu tăng nhanh chóng đã phá vỡ quy hoạch nông nghiệp khu vực Tây Nguyên. Trong khi đó, dịch bệnh bùng phát làm tiêu chết hàng loạt sẽ dập tắt giấc mộng đổi đời từ cây tiêu của người dân Tây Nguyên. Đây là những nguy cơ sẽ làm cây hồ tiêu Tây Nguyên phát triển thiếu bền vững.

Friday. September 4th, 2015
Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới phải tự cứu mình

Cạnh tranh vốn dĩ là quy luật của thị trường. Thế nên thanh long Bình Thuận muốn tiếp tục khẳng định vị thế thì ngay từ bây giờ phải định hướng khâu sản xuất và tiêu thụ hiệu quả…

Friday. September 4th, 2015
Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới căng sức cạnh tranh Thanh long Bình Thuận trước tình hình mới căng sức cạnh tranh

Ngành chức năng Bình Thuận vừa chủ trì tổ chức cuộc họp theo chỉ đạo của Bộ Công Thương để thông tin tình hình thị trường tiêu thụ trái thanh long tại Trung Quốc. Song những diễn biến có liên quan đến thanh long Bình Thuận đều là “tin không vui”, đặt ra vấn đề cấp bách trong việc nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm lợi thế của địa phương…

Friday. September 4th, 2015