Thanh Long Và Khoai Lang Rớt Giá

Giá thanh long ở ĐBSCL cũng giảm mạnh; hiện chỉ còn 25.000 - 30.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ.Giá giảm bởi xuất khẩu sang Trung Quốc đang ì ạch.
Chiều 1-4, ông Huỳnh Văn Quân, Chủ nhiệm HTX Khoai lang Tân Thành, huyện Bình Tân (Vĩnh Long), cho biết, vài ngày qua giá khoai lang tím Nhật được thương lái thu mua để xuất khẩu sang Trung Quốc đã giảm còn 640.000 - 660.000 đồng/tạ, do xuất khẩu chậm. Với giá hiện nay, nông dân trồng khoai không bị lỗ nhưng lợi nhuận giảm mạnh.
Giá thanh long ở ĐBSCL cũng giảm mạnh; hiện chỉ còn 25.000 - 30.000 đồng/kg thanh long ruột đỏ; 22.000 - 23.000 đồng/kg thanh long ruột trắng. Giá thanh long giảm bởi xuất khẩu sang Trung Quốc đang ì ạch. Hiện tại, nông dân ở 2 địa phương trồng thanh long trọng điểm ở ĐBSCL là Long An và Tiền Giang tiếp tục nâng diện tích, trong khi ở Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, nhiều hộ mạnh dạn bỏ đất lúa, vườn, hoa màu để chuyển sang trồng thanh long.
Ông Tám Thông, chủ 1ha thanh long ở huyện Chợ Gạo (Tiền Giang), cho biết: “Chúng tôi cũng lo ngại bởi xuất khẩu thanh long vẫn phụ thuộc nhiều vào thị trường Trung Quốc, song nếu duy trì giá thanh long từ 10.000 đồng/kg trở lên thì nông dân có lời, hiệu quả hơn trồng lúa”.
Có thể bạn quan tâm

Vụ Đông Xuân (ĐX) 2013 - 2014 và vụ Thu 2014, huyện Phù Cát (Bình Định) đã thực hiện 2 mô hình (MH) cánh đồng mẫu lớn (CĐML) sản xuất đậu phụng trên diện tích 88 ha tại 2 xã Cát Hiệp và Cát Hải, có 373 hộ tham gia. Bên cạnh việc thực hiện tốt quy trình kỹ thuật, MH còn được triển khai 5 công thức bón phân cho cây đậu phụng.

“Nông dân cần kịp thời được tư vấn kỹ thuật, hỗ trợ vốn, giống mới. Thu hoạch cách nhau mấy ngày mà chênh lệch đến mấy triệu đồng... Sống nhờ vườn mà nghề vườn bấp bênh, rủi ro quá, nhiều người đã bỏ đất đi làm thuê làm mướn”, anh Nghĩa nói vậy. Bản thân anh cũng đang hợp đồng với ngành du lịch Vĩnh Long chạy đò chở khách để kiếm thêm phụ vợ nuôi bầy con.

Với giá trị kinh tế nổi bật, cây cam đã mang lại thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm cho các hộ trồng cam trên địa bàn huyện Cao Phong. (Gia đình anh Cao Xuân Quỳnh, xóm Nam Thành, xã Nam Phong (Hòa Bình) thoát nghèo vơn lên làm giàu nhờ cây cam).

Trong hành trình xây dựng và phát triển thương hiệu, sản phẩm cam Cao Phong ngày càng khẳng định được lợi thế nổi bật so với các loại đặc sản khác của địa phương. Đến nay, cam Cao Phong là sản phẩm đầu tiên và duy nhất của tỉnh đã đăng ký bảo hộ thành công chỉ dẫn địa lý (CDĐL). Kết quả này mở ra nhiều cơ hội để cam Cao Phong trở thành một thương hiệu mạnh, có sức vươn bền bỉ ra thị trường trong và ngoài nước.

Ông Trần Văn Quát, Chủ tịch UBND xã Kim Sơn, huyện Châu Thành - địa phương có diện tích cây hồng xiêm lớn nhất tỉnh Tiền Giang cho biết, hiện nay hồng xiêm đang là cây chủ lực của xã, đời sống nhân dân vươn lên thoát nghèo và làm giàu từ cây hồng xiêm. Tới đây, diện tích trồng hồng xiêm của xã sẽ còn tăng lên bởi loại cây này dễ chăm sóc, có giá cả ổn định