Trồng Xen Cây Bơ Trong Vườn Cà Phê Mang Lại Hiệu Quả Kinh Tế Cao

Gia đình anh Phạm Văn Bình ở thôn Tân Lập (xã Ea Kpam, huyện Cư M’gar, Dak Lak) có 5 sào đất trồng cà phê. Qua tìm hiểu tư liệu thông tin và được tham gia lớp tập huấn kỹ thuật thâm canh cây cà phê do Hội Nông dân tổ chức, năm 2006, anh quyết định mua 30 cây bơ ghép về trồng thử nghiệm trên rẫy. Kết quả cây bơ lớn nhanh, đồng thời tạo điều kiện cho cây cà phê thêm xanh bởi cây bơ che bóng mát và giữ độ ẩm đất tốt, nhất là vào các tháng mùa khô.
Còn năng suất bơ khoảng 2 tạ quả/cây/năm. Thấy được hiệu quả của cây bơ, những năm sau đó anh tiếp tục trồng xen thêm 40 cây bơ ghép trong vườn cà phê. Đến nay, 70 cây bơ đã cho thu hoạch 2 tấn quả/năm, với giá bán dao động từ 15.000 đến 20.000 đồng/kg, trung bình mỗi năm gia đình anh Bình đã thu thêm được gần 100 triệu đồng. Trong khi đó, năng suất cà phê vẫn đạt từ 3,5 đến 4 tạ/sào, cao hơn so với trồng độc canh cây cà phê. Với việc áp dụng mô hình trên, thu nhập từ 5 sào cà phê trồng xen cây bơ ghép của gia đình anh Bình tăng 1,5 đến 2,3 lần so với trước đây, trừ chi phí cũng có lợi nhuận 170 triệu đồng/năm. Hiện nay anh Bình đang trồng thử nghiệm các giống bơ ra quả vào nhiều thời điểm khác nhau để nâng cao hiệu quả kinh tế.
Theo anh Bình, cây bơ rất dễ trồng, ít tốn công chăm sóc, có thể trồng chuyên canh hoặc trồng xen trong vườn cà phê vừa làm cây che bóng mát, vừa tăng thu nhập trên cùng đơn vị diện tích lại giảm chi phí đầu tư. Nếu trồng chuyên canh khoảng cách 6m x 6m thì 1 ha đất trồng khoảng 260 cây; nếu trồng xen khoảng cách 10m x 10m, thì 1 ha trồng từ 70 - 100 cây. Cách trồng cũng rất đơn giản, sau khi đào hố vuông, trộn phân chuồng hoai mục và đất mùn rồi dùng dao sắc rạch bịch, hạ cây bơ giống xuống lấp chặt đất xung quanh, nếu trời mưa không cần tưới. Việc thu hoạch bơ cũng không mất nhiều công lao động vì do nhu cầu thị trường cao nên các thương lái đã tìm đến mua và thu hái tận vườn.
Chủ tịch Hội Nông dân xã Ea Kpam Nguyễn Văn Thanh cho biết, từ hiệu quả trồng xen bơ trong vườn cà phê của gia đình anh Bình, Hội Nông dân xã đã giới thiệu cho hội viên tham quan, phối hợp với ngành chức năng tổ chức tập huấn chuyển giao kỹ thuật để các hộ học tập, nhân rộng. Đến nay, toàn xã đã có 20 ha cà phê trồng xen cây bơ ghép, trở thành vùng nguyên liệu bơ, vừa giúp bà con có thêm nguồn thu nhập ổn định mà năng suất cà phê cũng đạt cao hơn, trung bình 4 tấn/ha, trong khi trồng độc canh cây cà phê năng suất bình quân chỉ đạt từ 3 - 3,5 tấn/ha. Và quan trọng hơn là góp phần giảm số lần tưới và lượng nước tưới cho vườn cà phê trong điều kiện thời tiết thường xuyên khô hạn như hiện nay.
Có thể bạn quan tâm

Vài năm trở lại đây, nông dân Kbang (Gia Lai) đã mạnh dạn chuyển đổi cây trồng có giá trị kinh tế cao, như: chanh dây ở xã Nghĩa An, cam sành ở xã Sơn Lang và cây vải thiều ở xã Đông. Riêng cây vải thiều được đánh giá cao về hiệu quả kinh tế hiện đang được bà con mở rộng diện tích khá nhiều.

Vụ xuân năm nay, huyện Tân Yên (Bắc Giang) trồng gần 1.700 ha lạc tập trung chủ yếu ở các xã: Phúc Hòa, Việt Lập, Quế Nham...

Thời gian qua, Đồng Nai thu hút nhiều doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao. Trong đó, có những dự án phát triển vùng nguyên liệu sản xuất, chế biến để xuất khẩu những “siêu giống” mới có lợi thế vượt trội so với các giống truyền thống, như: cây siêu cao lương, cây cỏ Cực Đông số 6…

Ngày 26/5, Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Lâm Đồng cho biết, diện tích cà chua trong toàn tỉnh Lâm Đồng bị sâu xanh gây hại đang có chiều hướng gia tăng. Cụ thể, đến thời điểm hiện tại, cả tỉnh có 471ha cà chua bị sâu xanh gây hại - tăng 71ha so với tuần trước, tỷ lệ hại từ 2,5% - 20%.

Bao đời nay, cây tỏi đã gắn liền với cuộc sống của bà con thôn Cồn Nâm, xã Quảng Minh (thị xã Ba Đồn, tỉnh Quảng Bình). Dù còn nhiều khó khăn vất vả nhưng họ vẫn yêu nghề, giữ nghề và có một khát khao cháy bỏng là được mang sản phẩm chất lượng này tới người tiêu dùng trong tỉnh cũng như các tỉnh lân cận.