Thanh long ruột đỏ, xoài sẽ sớm đến Nhật
Theo tin từ Bộ Công Thương, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Nhật Bản của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Bộ trưởng Bộ Công Thương Vũ Huy Hoàng đã có buổi gặp song phương với Bộ trưởng Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản (METI) Yoichi Miyazawa.
Thanh long ruột đỏ.
Tại buổi gặp, hai Bộ trưởng đã cùng nhau trao đổi các vấn đề liên quan đến hợp tác trong lĩnh vực thương mại, công nghiệp và năng lượng nhằm thúc đẩy hợp tác giữa hai bên trong thời gian tới.
Đặc biệt, đối với thương mại hàng nông sản, hai Bộ trưởng bày tỏ sự hài lòng trước thông tin Việt Nam sẽ sớm mở cửa thị trường cho táo tươi của Nhật Bản. Mặt khác, nước này cũng sẽ sớm mở cửa thị trường cho xoài tươi của Việt Nam theo yêu cầu của Việt Nam, đồng thời khẳng định việc này sẽ giúp tăng kim ngạch thương mại giữa hai nước một cách tích cực.
Bộ trưởng Yoichi Miyazawa cũng cho biết, sẽ trao đổi với Bộ trưởng Bộ Nông- Lâm - Ngư nghiệp Nhật Bản về đề nghị của Việt Nam nhằm thúc đẩy mặt hàng nông sản và cho phép nhập khẩu thanh long ruột đỏ của Việt Nam trong thời gian tới.
Có thể bạn quan tâm
Lên tham quan vườn điều của những nông dân ở Bù Gia Mập (Bình Phước), những chuyên gia gần trọn đời nghiên cứu về cây điều không khỏi ngạc nhiên.
Qua trao đổi, các nhà vườn cho biết loại côn trùng này màu trắng, dài 0,5- 0,8cm, trông giống như con sùng trong các đống cây mục. Là loại ăn gỗ nên chúng tấn công vào phần vỏ cây sau đó ăn lèn lách vào tận phần lõi gỗ của cây nên rất khó phát hiện.
Ông Phạm Thế Tài, Chánh Thanh tra Sở NN-PTNT Cà Mau cho biết, từ đầu năm đến nay đã tổ chức được 99 đợt thanh tra quản lý chất lượng và thú y thủy sản.
Theo các chủ tàu chi phí viền thép sẽ tăng kinh phí lên từ 200- 250 triệu/chiếc, nhưng ngư dân nào cũng làm. Bởi ngoài việc chống xước lưới mỗi khi kéo cá về, viền thép sẽ tăng độ chịu va chạm giữa các tàu với nhau, nhất là những cú va chạm lớn. Mỗi lần vươn khơi, rủi ro luôn rình rập ngư dân. Do vậy việc chọn cách viền thép cho tàu, họ mong muốn tăng độ an toàn để có được những phiên biển dài ngày hơn.
Cây bắp có vị trí quan trọng sau cây lúa. Hiện ở ĐBSCL, cây bắp được đưa vào luân canh trên đất lúa nhằm giảm bớt sức ép sản xuất nhiều lúa gạo mà giá cả không ổn định, trong lúc thiếu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu hơn 3 tỷ USD/năm.