Bội thu nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật
Kết quả khảo nghiệm cho thấy, năng suất lúa khi sử dụng NPKSilic cao hơn 14% so với lúa ngoài mô hình.
Hiệu quả kinh tế cao
Chị Nguyễn Thị Hiên (thôn Đoàn Kết, xã Dị Nậu, Thạch Thất) cho biết, vụ mùa vừa qua, gia đình chị cấy 4 sào giống lúa thuần BC15.
Trong đó, 2 sào chị bón phân NPKSilic theo chương trình hỗ trợ thí điểm của Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội, 2 sào còn lại chị vẫn sử dụng loại phân bón NPK như những vụ trước.
Khi thu hoạch, năng suất lúa sử dụng NPKSilic đạt 245kg/sào, cao hơn khoảng 30kg/sào so với lúa sử dụng NPK thường.
Tương tự, hộ anh Nguyễn Huy Hoàng (thôn Vống Gốc Vải, xã Minh Quang, Ba Vì) vụ mùa vừa qua cũng áp dụng thử nghiệm phân bón NPKSilic trên 2 mẫu canh tác lúa.
Theo anh Hoàng, thời kỳ sâu cuốn lá, ruộng của gia đình ít mắc bệnh hơn những diện tích lúa ngoài mô hình.
Mặt khác, cùng trên một chân đất thì lúa ngoài mô hình phải phun thuốc bảo vệ thực vật tới 5 lần, còn trong mô hình thì chỉ phải phun 2 lần.
Năng suất lúa thu hoạch của gia đình anh Hoàng đạt 60,6 tạ/ha, cao hơn gần 7,4tạ/ha so với ngoài mô hình.
Nhiều hộ thuộc nhóm khảo nghiệm cũng đánh giá, sử dụng NPK có chứa silic và vi lượng chelate giúp cây bén rễ hồi xanh nhanh, đẻ nhánh khỏe, tập trung.
Lúa sinh trưởng mạnh cho hạt chắc, mẩy và có màu vàng sáng.
Quan trọng hơn, năng suất lúa tăng tới 14% so với khi sử dụng phân bón NPK không chứa silic và các vi lượng.
Tăng cường tuyên truyền
Những năm gần đây, bà con nông dân đã tiếp cận và ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp như cơ giới hóa, sử dụng giống mới và các biện pháp thâm canh.
Tuy nhiên, giá trị sản xuất nông nghiệp nhìn chung còn thấp do nông dân chưa áp dựng đồng bộ hóa các giải pháp, trong đó có vấn đề phân bón.
Ông Nguyễn Văn Dưỡng – Chủ tịch Hội Nông dân xã Dị Nậu cho biết, nhiều bà con trong nhóm khảo nghiệm NPKSilic phấn khởi vì hiệu quả kinh tế thấy rõ của loại phân bón cải tiến.
Tuy nhiên, để người dân thực sự tin tưởng, ông Dưỡng kiến nghị, các đơn vị chức năng cần tăng cường công tác tuyên truyền.
Bên cạnh đó, Hội Nông dân TP tiếp tục có cơ chế hỗ trợ về giá và tập huấn sử dụng để bà con yên tâm với sản phẩm mới, từng bước mạnh dạn mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp ứng dụng phân bón NPKSilic.
Thực hiện chương trình phối hợp với T.Ư Hội Nông dân Việt Nam, vụ Mùa vừa qua, Hội Nông dân TP Hà Nội phối hợp với các huyện Ba Vì, Ứng Hòa, Thạch Thất tổ chức thực hiện mô hình trên cây lúa bộ sản phẩm NPKSilic.
Theo ông Tô Hải Long – Giám đốc Trung tâm Trợ giúp nông dân Hà Nội, phản hồi từ bà con nông dân tham gia khảo nghiệm là rất tích cực.
Ngoài năng suất, chất lượng gạo, việc sử dụng NPKSilic còn tiết giảm lượng thuốc bảo vệ thực vật dùng trong nông nghiệp, mang lại nhiều ý nghĩa về mặt môi trường.
Tuy nhiên, do là một sản phẩm mới nên NPKSilic đang cho thấy mức độ tương thích khác nhau giữa các chất đất.
Ông Long kiến nghị, các cấp Hội Nông dân Việt Nam cần đẩy mạnh tuyên truyền, có chính sách hỗ trợ để bà con tiếp cận với loại phân bón cải tiến này.
Đồng thời, đơn vị sản xuất NPKSilic tiếp tục nghiên cứu, điều chỉnh hàm lượng silic và các yếu tố vi lượng sao cho phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng khu vực Đồng bằng sông Hồng, nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả của loại phân bón này.
Có thể bạn quan tâm
Liên Bộ Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa ban hành Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BNNPTNT-BTC hướng dẫn phương pháp xác định giá trị rừng trồng, vườn cây để sắp xếp, đổi mới và phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của các công ty nông, lâm nghiệp.
Ngày 24/4, Trung tâm Chất lượng Nông lâm - Thủy sản vùng 3 (Khánh Hòa) đã cấp giấy chứng nhận VietGap cho sản phẩm lúa của Tổ hợp tác (THT) sản xuất lúa cánh đồng mẫu xã Buôn Choáh (Krông Nô). Kết quả này không chỉ là sự ghi nhận những nỗ lực của người dân mà sẽ mở ra một hướng mới, hiệu quả trong sản xuất lúa, gạo ở địa phương này.
Những năm gần đây trên địa bàn TP.Cao Lãnh xuất hiện nhiều mô hình hay về phát triển nông nghiệp ở đô thị như: mô hình trồng hoa lan, trồng nấm bào ngư, trồng xoài theo hướng an toàn...
Quá trình khai thác những sản phẩm nông nghiệp thế mạnh đồng hành cùng Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh, huyện Tháp Mười tiến đến đổi mới tổ chức sản xuất, đẩy mạnh liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ sản phẩm; ứng dụng hoa học công nghệ, sản xuất an toàn.
Nhằm nâng cao nhận thức của hội viên nông dân trong việc tham gia bảo vệ môi trường trong sản xuất nông nghiệp, Hội Nông dân xã Mỹ Thọ, huyện Cao Lãnh đã triển khai thực hiện mô hình thu gom rác thải nông nghiệp trên đồng ruộng.