Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Phát triển cây đinh lăng ở Thoại Sơn

Phát triển cây đinh lăng ở Thoại Sơn
Ngày đăng: 29/11/2015

Nhiều mô hình chuyển đổi cơ cấu cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế cao xuất hiện, thay thế những cây trồng truyền thống kém hiệu quả.

Hiện nay cây đinh lăng được trồng nhiều ở Thoại Sơn, cây đinh lăng thường được trồng làm cảnh, lấy lá ăn sống hoặc dùng trong đông y.

Giá trị kinh tế không cao.

Tuy nhiên, thời gian gần đây, nhiều thương lái đi mua gom cây đinh lăng với giá cao khiến loại cây này trở nên khan hiếm.

Theo y học cổ truyền, rễ đinh lăng có vị ngọt, hơi đắng, tính mát có tác dụng bồi bổ sức khỏe, thông huyết mạch, bồi bổ khí huyết, tăng sự dẻo dai lá có vị đắng, tính mát có tác dụng giải độc thức ăn, chống dị ứng, chữa ho ra máu, kiết lỵ…Đinh lăng rất đễ trồng và phát triển quanh năm, chịu hạn, ít sâu bệnh.

Hầu như không cần sử dụng thuốc Bảo vệ thực vật.

Từ năm thứ 2 trở đi cần tỉa bớt lá và cành, mỗi năm 2 đợt vào tháng 4 và tháng 9 hàng năm.

Mô hình trồng cây đinh lăng tập trung làm dược liệu là một mô hình mới được triển khai trên địa bàn huyện.

Do phù hợp với các điều kiện thổ nhưỡng, khí hậu nên sau hơn 6 tháng trồng, cây đinh lăng tại đây đã cho sinh trưởng tốt.

Hiện tại, mô hình trên đang đảm bảo việc làm thường xuyên cho khoảng gần 30 lao động với thu nhập trung bình khoảng từ 3 – 4 triệu đồng/tháng.

Hiện nay ông Trần Phước Thọ ở Thị Trấn Núi Sập, Thoại Sơn 7 điểm trồng với khoảng 4 ha, trồng 20.000 cây đinh lăng.

Ngoài ra ông Trần Phước Thọ còn đầu tư trồng ở Thị trấn Ba Chúc huyện Tri Tôn với khoảng 3 ha.

Với kết quả bước đầu nêu trên đã mở ra những hướng đi mới, tích cực, cho thấy những tín hiệu vui từ chủ trương đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, nâng cao giá trị nông sản đang được chính quyền địa phương triển khai có hiệu quả và nhận được sự hưởng ứng tích cực của bà con nông dân.

Qua đó, tạo việc làm, nâng cao đời sống nông dân; góp phần đẩy nhanh tiến độ phát triển ngành nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới trên địa bàn huyện.


Có thể bạn quan tâm

Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản Báo động tình trạng tận diệt nguồn lợi thủy sản

Do những hoạt động khai thác hải sản theo kiểu “tận diệt” như nạn đánh bắt bằng giã cào gần bờ, sử dụng “rọ lồng” bát quái, thuốc nổ, điện và tận diệt hải sản non, nguồn lợi hải sản vùng biển địa bàn tỉnh Nghệ An đang bị suy giảm nghiêm trọng, mất dần khả năng tự phục hồi.

21/09/2015
Dạy nghề nuôi trồng thủy sản cho nông dân Dạy nghề nuôi trồng thủy sản cho nông dân

Vừa qua, Trung tâm Giáo dục thường xuyên và dạy nghề huyện Hà Trung (Thanh Hóa) phối hợp với Trung tâm Dạy nghề tư thục Hợp Lực khai giảng 2 lớp sơ cấp nuôi trồng thủy sản cho 50 học viên 2 xã Hà Ngọc và Hà Thanh.

21/09/2015
Được mùa cá Được mùa cá

Năm nay, vụ cá nam đến muộn, nhưng bù lại sản lượng của từng chuyến biển của ngư dân tăng khá.

21/09/2015
Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An Nuôi lợn trên đệm lót sinh học hiệu quả tại Hương An

Phường Hương An, thị xã Hương Trà có cơ cấu kinh tế chủ yếu là sản xuất nông nghiệp. Toàn phường có 218 ha lúa, 73 ha lạc, 10 ha ngô, 15 ha rau màu trong đó có 7 ha chuyên trồng hành lá, là cây trồng mang lại hiệu quả cao cho người nông dân.

21/09/2015
Không nản lòng sau những lần thất bại Không nản lòng sau những lần thất bại

Ai đó từng nói, thành công thường không đến trước tiên, mà thường đến sau những lần thất bại. Triết lý đó càng trở lên thấm thía khi tôi tìm hiểu quá trình làm giàu của anh Diệm Quang Tuyến, chủ trang trại chăn nuôi gà ở tổ 15, phường Cam Gia (T.P Thái Nguyên).

21/09/2015