Thanh Long Ruột Đỏ Trên Vùng Rú Cát
Trồng thanh long trên vùng rú cát là chuyện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Có một người từ thành phố Huế về vùng rú cát Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) để lập trang trại và đã trồng thành công loài thanh long ruột đỏ, đó là anh Ái Hiệp.
Ở vùng cát Quảng Điền, chưa một ai nghĩ đến chuyện trồng cây thanh long, hay một số loài cây ăn quả khác. Với anh Ái Hiệp, chuyện trồng cây thanh long ruột đỏ trên vùng rú cát ở địa phương này lại “dễ như trở bàn tay”. Dễ là vì ngay từ những cây giống đầu tiên “đặt chân” trên vùng cát trắng đã biểu hiện nhiều ưu điểm.
Cây phát triển tốt, lại nhanh đơm hoa kết trái, chỉ sau chưa đầy một năm trồng đã cho những quả ngọt đầu tiên. Vui hơn là thanh long ruột đỏ cho thu hoạch “dài dài” từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm.
Anh Hiệp kể, những lần đi tham quan nhiều trang trại trong và ngoài nước, loài cây trồng mà anh Hiệp mê nhất là thanh long ruột đỏ, sản phẩm có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng, được thị trường ưa chuộng. Khát vọng trồng thanh long ruột đỏ đã từ lâu nên ngay ngày đầu đặt chân đến vùng rú cát Quảng Điền lập trang trại, anh nghĩ đến chuyện trồng loại cây này.
Đáng nói, từ khi trồng cây thanh long, anh Hiệp chưa từng qua bất kỳ một lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nào. “Một lần đến tham quan mô hình trồng thanh long ở Thanh Hóa, tôi tự tìm hiểu một số kinh nghiệm, sau đó mua sách tự học với mong muốn đưa loài cây này về trồng trên đất Huế”, anh Hiệp chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu kỹ thuật, anh nhờ người bạn ở Thái Lan mua một số giống về trồng thử. Từ những ngày đầu, thanh long ruột đỏ đã “bén duyên” trên vùng rú cát Quảng Điền. Anh Hiệp mạnh dạn xây dựng trụ và nhờ người bạn ở Thái Lan mua thêm 600 gốc giống thanh long ruột đỏ về trồng. Hỏi về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, anh Hiệp tự tin: “Nhiều người, kể cả kỹ sư nông nghiệp đều cho rằng, trồng thanh long ruột đỏ trên vùng cát rất khó.
Nhưng với tôi, chỉ cần biết xây dựng trụ đỡ, cách bón phân hữu cơ, đầu tư hệ thống nước tưới bài bản... thì cây thanh long ruột đỏ sẽ thật sự “có chỗ đứng”, không chỉ trên vùng rú cát Quảng Điền, mà cả nhiều vùng cát ở Thừa Thiên Huế. 600 gốc thanh long hiện có trên diện tích chưa đầy một ha tại trang trại cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.
Anh Hiệp chia sẻ, sắp tới anh đến tham quan học tập kỹ thuật ở miền Nam, các tỉnh Phan Rang, Phan Thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm thanh long. Anh sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật và chiết giống để bán cho những ai có nhu cầu trồng và nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn để vươn lên làm giàu.
Có thể bạn quan tâm
Đến ngày 14.6, tại huyện Vạn Ninh, tỉnh Khánh Hoà – nơi nuôi tôm hùm nhiều nhất nước, giá tôm hùm thương phẩm loại 1 chỉ còn 800.000 đồng/kg, so với trước đây khoảng 2,8 triệu đồng/kg. Đây là mức giá thấp nhất từ nhiều năm nay.
Với sự siêng năng, cần cù, chịu khó, mô hình vườn - ao - chuồng - ruộng (VACR) của ông Trần Văn Khải ngụ ấp Ông Gồng, xã Tân Đông (Tiền Giang) cho thu nhập 100 triệu đồng/năm
Tùy theo trọng lượng mà lươn có giá bán từ 50.000 - 100.000 đồng/kg, sau khi trừ hết chi phí thì gia đình tôi có lãi từ 3 - 4 triệu đồng. Nuôi lươn như một cách làm xoay vòng, để qua mùa nước nổi thì gia đình tôi đã có một số tiền kha khá để sống đến vụ lúa Đông xuân rồi”.
Ông Nguyễn Văn Thuyết (khóm 10, phường 1, TP. Bạc Liêu) nhờ nuôi rắn mối mà trở thành tỷ phú. Với diện tích nuôi rắn khoảng 2.000 m2, mỗi năm, ông Thuyết thu về bạc tỷ. Hiện nay, Hội nông dân TP. Bạc Liêu đang nhân rộng mô hình này với hy vọng sẽ có thêm nhiều tỷ phú nông dân.
Cá rô phi (tên khoa học là Tilapia) là tên gọi chỉ chung cho các loài cá nước ngọt phổ biến, sống tại các sông suối, kênh rạch, ao hồ. Đây là giống cá thuộc họ Cichlidae gồm nhiều chủng, có nguồn gốc phát sinh từ châu Phi và Trung Đông. Một trong những loài đặc hữu của họ cá này là cá điêu hồng và rô phi sông Nile