Thanh Long Ruột Đỏ Trên Vùng Rú Cát

Trồng thanh long trên vùng rú cát là chuyện vẫn còn xa lạ đối với nhiều người. Có một người từ thành phố Huế về vùng rú cát Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) để lập trang trại và đã trồng thành công loài thanh long ruột đỏ, đó là anh Ái Hiệp.
Ở vùng cát Quảng Điền, chưa một ai nghĩ đến chuyện trồng cây thanh long, hay một số loài cây ăn quả khác. Với anh Ái Hiệp, chuyện trồng cây thanh long ruột đỏ trên vùng rú cát ở địa phương này lại “dễ như trở bàn tay”. Dễ là vì ngay từ những cây giống đầu tiên “đặt chân” trên vùng cát trắng đã biểu hiện nhiều ưu điểm.
Cây phát triển tốt, lại nhanh đơm hoa kết trái, chỉ sau chưa đầy một năm trồng đã cho những quả ngọt đầu tiên. Vui hơn là thanh long ruột đỏ cho thu hoạch “dài dài” từ tháng 4 đến tháng 11 trong năm.
Anh Hiệp kể, những lần đi tham quan nhiều trang trại trong và ngoài nước, loài cây trồng mà anh Hiệp mê nhất là thanh long ruột đỏ, sản phẩm có vị ngọt thanh, thơm ngon đặc trưng, được thị trường ưa chuộng. Khát vọng trồng thanh long ruột đỏ đã từ lâu nên ngay ngày đầu đặt chân đến vùng rú cát Quảng Điền lập trang trại, anh nghĩ đến chuyện trồng loại cây này.
Đáng nói, từ khi trồng cây thanh long, anh Hiệp chưa từng qua bất kỳ một lớp tập huấn kỹ thuật trồng và chăm sóc nào. “Một lần đến tham quan mô hình trồng thanh long ở Thanh Hóa, tôi tự tìm hiểu một số kinh nghiệm, sau đó mua sách tự học với mong muốn đưa loài cây này về trồng trên đất Huế”, anh Hiệp chia sẻ.
Sau khi tìm hiểu kỹ thuật, anh nhờ người bạn ở Thái Lan mua một số giống về trồng thử. Từ những ngày đầu, thanh long ruột đỏ đã “bén duyên” trên vùng rú cát Quảng Điền. Anh Hiệp mạnh dạn xây dựng trụ và nhờ người bạn ở Thái Lan mua thêm 600 gốc giống thanh long ruột đỏ về trồng. Hỏi về quy trình kỹ thuật trồng, chăm sóc, anh Hiệp tự tin: “Nhiều người, kể cả kỹ sư nông nghiệp đều cho rằng, trồng thanh long ruột đỏ trên vùng cát rất khó.
Nhưng với tôi, chỉ cần biết xây dựng trụ đỡ, cách bón phân hữu cơ, đầu tư hệ thống nước tưới bài bản... thì cây thanh long ruột đỏ sẽ thật sự “có chỗ đứng”, không chỉ trên vùng rú cát Quảng Điền, mà cả nhiều vùng cát ở Thừa Thiên Huế. 600 gốc thanh long hiện có trên diện tích chưa đầy một ha tại trang trại cho thu nhập khoảng 150 triệu đồng/năm.
Anh Hiệp chia sẻ, sắp tới anh đến tham quan học tập kỹ thuật ở miền Nam, các tỉnh Phan Rang, Phan Thiết để nâng cao chất lượng và hiệu quả sản phẩm thanh long. Anh sẵn sàng chuyển giao kỹ thuật và chiết giống để bán cho những ai có nhu cầu trồng và nhân rộng mô hình trồng thanh long ruột đỏ trên địa bàn để vươn lên làm giàu.
Related news

Theo Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), bất chấp những khó khăn, thách thức từ nội tại và thị trường nước ngoài, XK thủy sản năm 2014 vẫn đạt khoảng 7,8 - 7,9 tỷ USD, tăng khoảng 15% so với năm 2013. Có kết quả này là do ngành thủy sản đã nắm bắt được một số cơ hội thuận lợi cũng như tranh thủ đẩy mạnh xuất khẩu.

Phát huy lợi thế mặt nước, thực hiện đa dạng hóa cây trồng vật nuôi nhằm khai thác nguồn lực phục vụ phát triển, thời gian qua, lĩnh vực nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh Đắk Nông đang được nhiều hộ dân quan tâm, mở rộng quy mô, diện tích chăn nuôi, góp phần đáng kể trong nâng cao thu nhập cho người dân.

Cá lau kiếng còn gọi là cá dọn bể hay cá tỳ bà, loại cá nước ngọt, có xuất xứ từ Nam Mỹ được người chơi cá cảnh trong nước nhập về để nuôi làm cảnh, nhưng sau đó phát tán ra môi trường tự nhiên khiến chúng sinh sôi và xuất hiện tại hầu khắp các sông, rạch, ao, hồ tại nhiều địa phương vùng ĐBSCL trong những năm gần đây.

Nhằm nâng cao ý thức, trách nhiệm của người dân, các chủ cơ sở nuôi trồng thủy sản về nguy cơ, tác hại của bệnh dịch trong nuôi trồng thủy sản, góp phần phát triển nghề nuôi trồng thủy sản an toàn và bền vững, nhiều địa phương đã lên kế hoạch và chuẩn bị kinh phí cho công tác phòng, chống dịch bệnh cho động vật thủy sản nuôi năm 2015.

“Với kim ngạch xuất khẩu năm 2014 đạt 7,92 tỷ USD, vượt kế hoạch hơn 1 tỷ USD, đây là một năm rất thành công, nhưng cũng là năm đầy vất vả của cả nông dân và doanh nghiệp (DN)”, đó là nhận định của Tiến sĩ Nguyễn Hữu Dũng, Phó Chủ tịch Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tại buổi gặp gỡ báo chí TPHCM ngày cuối năm 2014.