Trang chủ / Tin tức / Mô hình kinh tế

Thanh Hóa Tăng Cường Mối Liên Kết Giữa Nhà Máy Với Vùng Nguyên Liệu

Thanh Hóa Tăng Cường Mối Liên Kết Giữa Nhà Máy Với Vùng Nguyên Liệu
Ngày đăng: 29/07/2014

Vùng nguyên liệu mía của Công ty CP Mía đường Nông Cống có diện tích dao động từ 6.000 đến 6.500 ha, tập trung ở các huyện Nông Cống, Như Thanh và Như Xuân (Thanh Hóa).

 Trong những năm gần đây, công ty đã có nhiều giải pháp nhằm tăng cường mối liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu, trọng tâm là triển khai các giải pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất, chất lượng cây mía nguyên liệu và hỗ trợ người trồng mía.

Công ty đã có nhiều chính sách hỗ trợ trực tiếp cho sản xuất, được bà con đồng tình, ủng hộ cao. Đó là chính sách đầu tư ứng trước cho người trồng mía với định suất 35 triệu đồng/ha trồng mới, 32 triệu đồng/ha trồng lại và 24 triệu đồng/ha mía lưu gốc.

Chính sách cho các chủ hợp đồng có nhu cầu vay tiền mua máy cày và ô tô vận chuyển với tổng tiền vay mua máy cày từ 250 đến 300 triệu đồng, mua ô tô từ 150 đến 200 triệu đồng; thời hạn vay trong vòng 3 năm, 6 tháng đầu không tính lãi. Đến nay, công ty đã hỗ trợ cho các chủ hợp đồng mua 13 máy cày và 24 ô tô, góp phần thúc đẩy quá trình cơ giới hóa ở vùng mía.

Công ty còn có chính sách hỗ trợ chuyển đổi đất trồng các loại cây trồng khác (trừ cây sắn) sang trồng mới mía, với mức hỗ trợ 2 triệu đồng/ha. Hỗ trợ từ 5 đến 7 tấn mùn hữu cơ vi sinh cho đất mía trồng mới, trồng lại và diện tích mía trồng trên đất xấu.

 Trong đó, niên vụ 2013-2014, công ty đã hỗ trợ cho bà con 12.000 tấn, niên vụ 2014 – 2015 hỗ trợ hơn 10.000 tấn để cải tạo đất. Trong niên vụ 2014 – 2015, công ty hỗ trợ bà con hơn 9.000 tấn vôi để khử chua và 2 lít phân bón qua lá/ha mía.

Nguồn lực đầu tư cho sản xuất được tăng cường, bên cạnh đó, công ty cũng phối hợp chặt chẽ với ban chỉ đạo mía các huyện, xã để chỉ đạo nâng cao năng suất, chất lượng mía nguyên liệu. Công tác thanh toán được thực hiện kịp thời, góp phần củng cố niềm tin của người trồng mía đối với công ty. Đến ngày 20-5-2014, toàn bộ số tiền mua mía nguyên liệu đã được công ty thanh toán cho bà con.

Việc củng cố và tăng cường mối liên kết giữa nhà máy với vùng nguyên liệu là yếu tố quan trọng để ổn định sản xuất. Tuy nhiên, dễ nhận thấy diện tích, năng suất mía của vùng mía Nông Cống vẫn còn thấp và thiếu ổn định. Niên vụ 2013-2014, diện tích mía toàn vùng đạt 6.450 ha, tăng 100 ha so với niên vụ trước, nhưng đến niên vụ 2014-2015 lại giảm xuống còn 6.100 ha.

Trong bối cảnh ngành sản xuất mía đường đang đối mặt với nhiều khó khăn, nhất là tình trạng đường tồn, giá liên tục giảm, cạnh tranh gay gắt với đường nhập khẩu... đã và đang gấp rút đặt ra yêu cầu đổi mới toàn diện, nhất là tăng cường ứng dụng kỹ thuật, công nghệ để giảm đầu tư, giảm giá thành sản xuất không chỉ với vùng mía Nông Cống.

Tuy nhiên, vùng nguyên liệu mía Nông Cống với những yếu tố như đồi núi nhiều (diện tích mía trồng ở độ dốc từ 15 độ trở lên chiếm tới 50%), đất canh tác manh mún (bình quân chỉ có 0,5 ha/hộ), cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất thiếu đồng bộ, cơ giới hóa trong sản xuất còn hạn chế... đang là những bài toán khó đặt ra đối với công ty.


Có thể bạn quan tâm

Quảng Trị: Tôm Chết, Người Nuôi Tôm Gặp Khó Khăn Quảng Trị: Tôm Chết, Người Nuôi Tôm Gặp Khó Khăn

Nhiều ngày nay, ở Quảng Trị, người nuôi tôm ở các xã Trung Giang, huyện Gio Linh và Vĩnh Sơn, huyện Vĩnh Linh đang điêu đứng vì tôm đột nhiên nhiễm bệnh, chết hàng loạt khi chưa đến thời điểm thu hoạch

22/06/2012
Triển Vọng Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Ở An Giang Triển Vọng Nuôi Tôm Càng Xanh Trong Ao Đất Ở An Giang

Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh An Giang vừa thực nghiệm thành công Dự án “Xây dựng mô hình nuôi tôm càng xanh thương phẩm trong ao đất ở tỉnh An Giang”. Dự án do Tiến sĩ Dương Nhựt Long, Trường đại học Cần Thơ thực hiện tại xã Mỹ Hòa Hưng (TP.Long Xuyên). Kết quả, sau 6 tháng nuôi, thu hoạch đạt hơn 1 tấn tôm càng xanh, giá bán từ 180.000 - 250.000 đồng/kg, trừ chi phí đạt lợi nhuận 100 triệu đồng (1 lời 1), mở ra triển vọng mới cho nghề nuôi tôm càng xanh trong ao đất.

01/05/2012
Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm, Cua Bãi Bồi Ven Sông Hiệu Quả Từ Mô Hình Nuôi Tôm, Cua Bãi Bồi Ven Sông

Phát huy tiềm năng sẵn có của thiên nhiên ưu đãi vùng đất ven sông Cổ Chiên, trong thời gian qua bà con nông dân ấp Mỹ Trạch, xã Hương Mỹ, huyện Mỏ Cày Nam đã tận dụng triệt để diện tích mặt nước ao hồ mương vườn và bãi bồi ven sông để đánh bắt và nuôi các loại thủy sản có giá trị để tăng hiệu quả kinh tế.

23/12/2011
Lúa Vụ 3 Sớm Ở ĐBSCL Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn Lúa Vụ 3 Sớm Ở ĐBSCL Đối Mặt Với Nhiều Khó Khăn

Tại nhiều tỉnh khu vực ĐBSCL, hiện bà con nông dân đang tất bật xuống giống vụ lúa thu đông sớm (nông dân quen gọi lúa vụ 3). Theo dự báo của các nhà chuyên môn, vụ lúa này nông dân sẽ gánh chịu không ít khó khăn do áp lực dịch bệnh, chi phí sản xuất tăng cao.

22/06/2012
Triển Khai Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Tại Vĩnh Lợi Triển Khai Mô Hình Nuôi Rắn Hổ Hèo Tại Vĩnh Lợi

Năm 2012, từ nguồn kinh phí của tỉnh, Trung tâm Khuyến nông Khuyến ngư (TTKNKN) Bạc Liêu đã triển khai mô hình nuôi rắn hổ hèo tại 3 xã Châu Thới, Vĩnh Hưng, thị trấn Châu Hưng thuộc huyện Vĩnh Lợi, tỉnh Bạc Liêu.

01/05/2012