Đà Lạt Có Cơ Hội Trở Thành Điểm Vàng Nông Nghiệp

Đó là khẳng định của ông Sengoku Yoshito - phó chủ tịch Đảng Dân chủ, nguyên phó chánh văn phòng nội các Chính phủ Nhật Bản.
Ông Sengoku Yoshito khẳng định trong chuyến làm việc với UBND tỉnh Lâm Đồng và Công ty An Phú Lacue (liên doanh Việt - Nhật điều hành dự án “làng thần kỳ” chuyên trồng xà lách Mỹ theo tiêu chuẩn Nhật Bản tại Đà Lạt) vào ngày 6-8.
Chuyến làm việc của ông nhằm thúc đẩy việc xây dựng “làng thần kỳ” trở thành hình mẫu về hợp tác sản xuất nông nghiệp để tiếp tục giới thiệu đến các nhà đầu tư Nhật Bản.
Sau khi tham quan toàn bộ khu vực trồng xà lách Mỹ, ăn thử rau của Công ty An Phú Lacue cùng rau của một số nông trại xung quanh ngay trên đồng, ông Sengoku Yoshito nhận định Đà Lạt có cơ hội làm giàu từ việc cung cấp nông sản cho các thị trường khó tính ở trong khu vực và các nước Canada, Mỹ...
“Tại Nhật Bản, làng Kawakami (huyện Minamisaku, tỉnh Nagano) mỗi năm bốn tháng cung cấp 80% sản lượng xà lách Mỹ cho thị trường toàn quốc thì đã thu về 300.000 USD/gia đình và trở thành làng giàu có nhất Nhật Bản trong khi diện tích chỉ bằng 1/4 Đà Lạt” - ông Yoshito nói.
Cũng theo ông Yoshito, Đà Lạt là khu vực hiếm hoi ở châu Á có thể trồng rau củ ôn đới quanh năm, vì thế cơ hội phát triển của Đà Lạt cao hơn hẳn nhiều nước khác, nhất là khi Đà Lạt đang là điểm đến được nhiều nhà đầu tư Nhật Bản lựa chon.v
Có thể bạn quan tâm

Những con trai sau khi banh miệng bằng kẹp nhựa, được xếp vào hai cái khay để mang đặt lên hai chiếc bàn đã xếp đầy dụng cụ: một giá đỡ inox; bộ dụng cụ dao, panh nhỏ xíu. Những người thợ thoăn thoắt như làm xiếc để ép loài huyết dụ… nhả ngọc!

Ông Lê Xuân Thịnh: Việt Nam hiện cung cấp hơn 90% sản lượng cá tra xuất khẩu trên thế giới, mang lại kim ngạch xuất khẩu hàng năm 1,8 tỉ đô la Mỹ và tạo việc làm cho hàng trăm nghìn lao động.

Khoảng 15h30’, ngày 3-2, tại bãi biển thuộc xã Minh Châu (Vân Đồn - Quảng Ninh), một con cá voi nặng khoảng 2 tấn, dài 5 mét bị mắc cạn.

Về làng biển Hải Ninh, huyện Quảng Ninh, tỉnh Quảng Bình nghe xôn xao chuyện nuôi tôm trên cát. 3 năm nay nhiều nơi mất mùa, riêng người nuôi tôm ở đây thu nhập đều tiền tỷ nhờ anh Lê Văn Dương hỗ trợ kỹ thuật. Tôi gặp Dương, anh cười bẽn lẽn: “Có chi mô, nhờ nhân hòa, địa lợi thôi”.

Đó là lý do chị Nguyễn Thị Kim Loan (Út Loan) ở ấp Long Thạnh 2, xã Long Hoà, huyện Phú Tân, An Giang quyết tâm giữ nghề gia truyền nuôi cá basa.