Thanh long khô cành, thối rễ đã có thuốc chữa trị

Niềm vui trở lại
Mới đây, chúng tôi trở lại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu ở thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) nơi bị thiệt hại vì căn bệnh trên. Điều bất ngờ là vườn thanh long của ông Hiệu đã trở lại màu xanh, đơm hoa kết trái như mọi vườn bình thường khác.
Hỏi về những biện pháp để chữa trị bệnh cho cây thanh long, ông Hiệu cho hay: Trong lúc tưởng chừng bế tắc (200 trụ bị khô cành phải chặt bỏ, một số khác có nguy cơ lây lan bệnh), thông qua phương tiện truyền thông, ông Hiệu được Công ty TNHH TM& SX Quang Nông chuyên về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh, đến tận vườn kiểm tra, “bắt bệnh”. Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của ông Đặng Đức Thắng - Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH TM & SX Quang Nông, ông Hiệu áp dụng các bước kỹ thuật, phun xịt theo công thức do công ty đưa ra. Sau hơn 10 ngày, ở các trụ thanh long bị bệnh, rễ mới xuất hiện và cành thanh long dần xanh trở lại. Đến nay, sau một tháng phun xịt và theo dõi, vườn thanh long của ông Hiệu phục hồi được từ 60 - 70%. Các trụ thanh long lại cho trái và tiếp tục ra hoa. Tuy nhiên, để giúp cây phục hồi nhanh, ông Hiệu đang lặt hết bông thanh long ở vụ này để cây có đủ sức nuôi cành.
Ý kiến chuyên gia
Có mặt tại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, một chuyên gia về cây trồng đánh giá: “Bệnh khô cành, thối rễ xảy ra trên thanh long nguyên nhân chủ yếu là do nấm Phytophthora, Fusarium tấn công. Cần cảnh giác phòng trừ bệnh, nhất là vào mùa mưa. Ở những vườn thanh long thoát nước không tốt, nguồn phân không qua ủ sẽ mang theo mầm bệnh, rất dễ lây lan nhanh trên cành, rễ thanh long”. Còn theo ông Đặng Đức Thắng, Công ty Quang Nông đã hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí phân bón lá của công ty, tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho hộ ông Hiệu. Đây là bộ sản phẩm gồm ARROW- Siêu lân F.500, phân bón lá ARROW HUMATE… giúp khắc phục tình trạng khô cành, thối rễ trên thanh long cũng như tái ra rễ… Hiện nay, công ty đang theo dõi chuyển biến của thanh long trong vườn ông Hiệu, tiếp tục áp dụng các biện pháp chữa trị nhằm làm cho một số trụ thanh long lành bệnh, tái tạo tán.
Có thể bạn quan tâm

Xã Tam Quan Nam là địa phương XDNTM đến năm 2020, song đến cuối năm 2013 xã đã đạt được 11/19 tiêu chí, đặc biệt trong đó có tiêu chí số 17 về môi trường. Để đạt được tiêu chí này, có vai trò tích cực của Hội Nông dân xã và hội viên nông dân (HVND) toàn xã.

Sau khi có danh sách các cơ sở, hộ gia đình, cá nhân nuôi chim yến, Phòng Kinh tế có trách nhiệm chủ trì phối hợp cùng các Phòng Tài nguyên - Môi trường, Quản lý đô thị, Trạm Thú y và UBND các phường lên kế hoạch tổ chức kiểm tra, đề xuất các biện pháp xử lý đối với ngành nghề này.

Từ đầu tháng 6 đến nay, do thời tiết diễn biến bất thường với ngày nắng nóng, đêm có mưa, nên độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho một số nấm bệnh gây hại phát sinh trên cây trồng, đặc biệt là bệnh vàng rụng lá do nấm Corynespora gây ra trên cây cao su.

Để đàn trâu, bò phát triển tốt, Hội Nông dân xã đã hướng dẫn bà con trồng thêm cỏ ở những diện tích đất trống của gia đình, tăng cường nguồn thức ăn bằng cám, tạo điều kiện tốt nhất tiếp cận các nguồn vốn vay… Nhờ đó đến nay đàn trâu, bò trong xã đã phát triển lên hơn 1.000 con. Nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo nhờ đàn trâu, bò.

Phan Thanh là xã vùng cao của huyện Ngyên Bình, 7/11 xóm chưa có điện sinh hoạt, 7 xóm chưa có đường ô tô, 6 xóm chưa được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh... Để khắc phục khó khăn, Đảng ủy, chính quyền xã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhân dân đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hóa.