Thanh long khô cành, thối rễ đã có thuốc chữa trị
Niềm vui trở lại
Mới đây, chúng tôi trở lại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu ở thôn Phú Nhang, xã Hàm Hiệp (Hàm Thuận Bắc) nơi bị thiệt hại vì căn bệnh trên. Điều bất ngờ là vườn thanh long của ông Hiệu đã trở lại màu xanh, đơm hoa kết trái như mọi vườn bình thường khác.
Hỏi về những biện pháp để chữa trị bệnh cho cây thanh long, ông Hiệu cho hay: Trong lúc tưởng chừng bế tắc (200 trụ bị khô cành phải chặt bỏ, một số khác có nguy cơ lây lan bệnh), thông qua phương tiện truyền thông, ông Hiệu được Công ty TNHH TM& SX Quang Nông chuyên về phân bón tại TP. Hồ Chí Minh, đến tận vườn kiểm tra, “bắt bệnh”. Dưới sự hướng dẫn kỹ thuật của ông Đặng Đức Thắng - Giám đốc kỹ thuật Công ty TNHH TM & SX Quang Nông, ông Hiệu áp dụng các bước kỹ thuật, phun xịt theo công thức do công ty đưa ra. Sau hơn 10 ngày, ở các trụ thanh long bị bệnh, rễ mới xuất hiện và cành thanh long dần xanh trở lại. Đến nay, sau một tháng phun xịt và theo dõi, vườn thanh long của ông Hiệu phục hồi được từ 60 - 70%. Các trụ thanh long lại cho trái và tiếp tục ra hoa. Tuy nhiên, để giúp cây phục hồi nhanh, ông Hiệu đang lặt hết bông thanh long ở vụ này để cây có đủ sức nuôi cành.
Ý kiến chuyên gia
Có mặt tại vườn thanh long của ông Trương Công Hiệu, Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, một chuyên gia về cây trồng đánh giá: “Bệnh khô cành, thối rễ xảy ra trên thanh long nguyên nhân chủ yếu là do nấm Phytophthora, Fusarium tấn công. Cần cảnh giác phòng trừ bệnh, nhất là vào mùa mưa. Ở những vườn thanh long thoát nước không tốt, nguồn phân không qua ủ sẽ mang theo mầm bệnh, rất dễ lây lan nhanh trên cành, rễ thanh long”. Còn theo ông Đặng Đức Thắng, Công ty Quang Nông đã hỗ trợ toàn bộ 100% chi phí phân bón lá của công ty, tổng giá trị gần 50 triệu đồng cho hộ ông Hiệu. Đây là bộ sản phẩm gồm ARROW- Siêu lân F.500, phân bón lá ARROW HUMATE… giúp khắc phục tình trạng khô cành, thối rễ trên thanh long cũng như tái ra rễ… Hiện nay, công ty đang theo dõi chuyển biến của thanh long trong vườn ông Hiệu, tiếp tục áp dụng các biện pháp chữa trị nhằm làm cho một số trụ thanh long lành bệnh, tái tạo tán.
Related news
Để phát huy vai trò hệ thống đê bao vùng mía nguyên liệu đang được triển khai tại huyện Phụng Hiệp (Hậu Giang), hiện Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đang thực hiện thí điểm mô hình vuông bơm tập trung tại xã Hiệp Hưng. Tuy mới triển khai, nhưng mô hình đã được ngành chức năng và người dân địa phương đánh giá cao về tính hiệu quả và hứa hẹn nhiều triển vọng trong việc giảm áp lực mía chạy lũ, nâng cao thu nhập cho người dân.
Năm 2014, huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xây dựng được 18 cánh đồng mẫu lớn, gồm 13 cánh đồng mẫu sản xuất lúa và 5 cánh đồng mẫu sản xuất cây rau màu, vượt 15 cánh đồng so với kế hoạch tỉnh giao.
Dự án này triển khai 3 mô hình: Phát triển cây bắp lai chịu hạn LVN61 phù hợp với điều kiện đầu tư hạn chế của đồng bào dân tộc thiểu số tại xã Thành Sơn; thâm canh tổng hợp tại các xã: Ba Cụm Bắc, Ba Cụm Nam, Sơn Bình, Sơn Hiệp và Thành Sơn; xây dựng mô hình thâm canh tổng hợp kết hợp trồng xen đậu tại xã Sơn Bình.
Từ năm 2007 đến nay, cây cam trên đất Yên Thành (Nghệ An) đã có sự phát triển mạnh, mang lại hiệu quả kinh tế cao và được xếp là giống cây chủ lực, nhưng đến nay cam Yên Thành vẫn chưa xây dựng được thương hiệu; bà con trồng cam vẫn loay hoay tự tìm đầu ra cho sản phẩm.
Sở Khoa học và Công nghệ, Liên minh HTX, Sở NN & PTNT tỉnh Hậu Giang vừa có chuyến khảo sát HTX quýt đường Long Trị, ở xã Long Trị, huyện Long Mỹ để hỗ trợ HTX sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Hoạt động này nằm trong đề án “Nâng cao chất lượng hoạt động HTX trên địa bàn tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2014 - 2016, định hướng đến 2020” và đề án 1.000 của tỉnh.