Xây Dựng Khu Giết Mổ Gia Súc, Gia Cầm Tập Trung Lớn Nhất Thái Nguyên

Khu vực xây dựng có tổng diện tích 4,9 ha với 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ gà có công suất 260 con lợn và 1.200 con gà trong một ngày.
Cty Cổ phần Hương Nguyên Thịnh vừa tổ chức lễ khởi công xây dựng khu giết mổ gia súc, gia cầm tập trung có quy mô lớn nhất tỉnh Thái Nguyên, đặt tại xóm Đà Tiến, xã Thịnh Đức, Thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên,
Khu vực xây dựng có tổng diện tích 4,9 ha với 4 dây chuyền giết mổ lợn và 1 dây chuyền giết mổ gà có công suất 260 con lợn và 1.200 con gà trong một ngày.
Ngoài ra, Công ty còn xây dựng 10 ô giết mổ nhỏ phục vụ nhu cầu cho những hộ kinh doanh nhỏ lẻ. Khu vực xây dựng còn bao gồm các hạng mục như khu nuôi giữ lợn; hệ thống xử lý nước thải đảm bảo quy định an toàn vệ sinh…
Tổng kinh phí xây dựng dự kiến 38,4 tỷ đồng do Công ty đầu tư 100% vốn.
Dự kiến trong quý IV/2015, công trình sẽ chính thức đi vào hoạt động. Đây sẽ là trung tâm đầu mối cung cấp sản phẩm động vật cho các chợ trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các Trung tâm Thương mại thuộc khu vực Việt Bắc, góp phần đáp ứng nhu cầu thực phẩm an toàn, cho người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh và các vùng phụ cận, giải quyết đầu ra cho người chăn nuôi.
Đây là cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm thứ hai được khởi công xây dựng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên sau công trình lò giết mổ gia súc tập trung đầu tiên của tỉnh được khởi công tháng 2/2014 tại xóm Cầu Mây, xã Xuân Phương, huyện Phú Bình.
Hiện, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có gần 2.000 hộ giết mổ gia súc, gia cầm; trong đó có 5 điểm giết mổ gia cầm, 1 cơ sở và 8 điểm giết mổ gia súc, những cơ sở này chủ yếu hình thành tự phát, thực hiện giết mổ theo phương pháp thủ công. Những cơ sở này không đạt yêu cầu về vệ sinh thú y, an toàn thực phẩm, gây ô nhiễm môi trường, dễ làm lây lan mầm bệnh khi có dịch bệnh gia súc, gia cầm xảy ra.
Theo Đề án quy hoạch phát triển chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên đến năm 2020, toàn tỉnh phấn đấu đầu tư xây dựng 22 cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung trên địa bàn.
Có thể bạn quan tâm

Nếu như cách đây hơn một tháng, hàng trăm nông dân trồng dưa các tỉnh Phú Yên, Bình Định, Quảng Ngãi rơi vào cảnh điêu đứng vì dưa hấu rớt giá thảm hại, thì những ngày này, người trồng dưa đang phấn chấn, vui như trẩy hội khi các thương lái đến tận ruộng mua dưa hấu với giá từ 10.000 đến 11.000 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, mỗi hécta nông dân trồng dưa hấu có lãi hàng trăm triệu đồng.

Trước tình trạng công nghiệp hóa nông nghiệp gây ra nhiều hậu quả về mặt môi trường cũng như bất công về thu nhập đối với nông dân nghèo, Oxfam kêu gọi chính phủ các nước đầu tư vào mô hình nông nghiệp bền vững, và đảm bảo ít tác động tới hệ sinh thái.

Nhiều năm qua, vụ lúa trên đất nuôi tôm bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, xâm nhập mặn… làm cho năng suất “giậm chân tại chỗ”. Khoảng thời gian 14 năm chuyển dịch tại Cà Mau cũng là thời gian nông dân thực hiện mô hình lúa - tôm băn khoăn về năng suất của cả con tôm và cây lúa.

Trong tự nhiên chạch bùn sống đáy, ở khu vực nước nông của sông, ao, hồ, kênh mương, ưa nước sạch; không thích hợp với môi trường bùn đáy ô nhiễm nhiều mùn bã hữu cơ.

Do nhu cầu sản phẩm tôm sống trên thị trường khá cao nên các nhà nghiên cứu từ đại học công nghệ Virginnia, Mỹ đã nghiên cứu phương pháp vận chuyển loài thủy sản này ở trong điều kiện ít nước hơn.