14 Lĩnh Vực Cần Đầu Tư Vào Nông Nghiệp Quảng Trị
Tuy còn những thắc mắc, băn khoăn nhưng các doanh nghiệp kỳ vọng Nghị định 210 sớm đi vào cuộc sống, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
Tỉnh Quảng Trị vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện Nghị định 210/2013 của Chính phủ và Thông tư hướng dẫn thực hiện của Bộ Kế hoạch - Đầu tư về chính sách khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn. Vấn đề này được kỳ vọng tạo cú hích cho nông nghiệp Quảng Trị.
Những điểm mới
Ông Nguyễn Quân Chính - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết, theo Nghị định 210 của Chính phủ, các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn sẽ được hưởng những ưu đãi về đất đai và được hỗ trợ đầu tư.
Tuy nhiên, doanh nghiệp phải làm bằng lương tâm và trách nhiệm của mình với người nông dân thì tỉnh sẽ rải thảm chào đón, tạo điều kiện hết mức...”.
Trước đó, vào năm 2010, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61 về chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhưng tực tế NĐ này chưa thể hiện được vai trò đột phá, thúc đẩy doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trên. Vì vậy, ngày 19/12/2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 210 hy vọng tạo ra cú hích lớn.
Bên cạnh việc giữ lại những ưu điểm của Nghị định 61, Nghị định 210 đã bổ sung những điểm mới như quy định rõ trách nhiệm của các cơ quan thực hiện. Các hỗ trợ được tính vào chi phí sản xuất của doanh nghiệp khi quyết toán với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. Quy định rõ nguồn vốn và cơ chế hỗ trợ đầu tư...
Ngoài ra, Nghị định 210 cũng xác định rõ mức hỗ trợ cho từng lĩnh vực. Cụ thể hỗ trợ từ 2-5 tỷ đồng/dự án đầu tư cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm tập trung; hỗ trợ từ 3-5 tỷ đồng/dự án chăn nuôi gia súc tập trung; hỗ trợ từ 2-3 tỷ đồng/dự án đầu tư cơ sở sấy lúa, sấy phụ phẩm thủy hải sản, chế biến cà phê, chế biến thủy hải sản; hỗ trợ 20 tỷ đồng/dự án chế biến gỗ rừng trồng, hỗ trợ vận chuyển 1.500 đồng/tấn/km; hỗ trợ không quá 70% chi phí xây dựng cơ sở hạ tầng cho các dự án chế tạo, bảo quản, chế biến nông, lâm, thủy sản…
Tiềm năng và lợi thế
Ông Nguyễn Văn Bài - GĐ Sở NN-PTNT Quảng Trị cho biết, những năm qua, nhiều chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đối với lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn được Quảng Trị phát huy hiệu quả tích cực.
Nông nghiệp Quảng Trị có những bước phát triển toàn diện, hiệu quả, xứng đáng là bệ phóng vững chắc của kinh tế địa phương. Tiềm năng, lợi thế đất đai, lao động và các nguồn lực của Quảng Trị được phát huy.
Hiện tại, cơ cấu kinh tế nông nghiệp Quảng Trị chuyển dịch theo hướng CNH-HĐH, hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ, tạo ra chuỗi sản phẩm nông nghiệp với giá trị gia tăng ngày càng cao.
Cơ sở hạ tầng nông thôn ngày càng được hoàn thiện, đáp ứng tốt hơn yêu cầu phát triển sản xuất dân sinh. Để đẩy nhanh tốc độ phát triển nông nghiệp, ngành NN-PTNT Quảng Trị đã hoàn thành quy hoạch phát triển đến năm 2020, tích cực tổ chức thực hiện tái cơ cấu ngành hiệu quả.
Ông Bài chi tiết hóa về các thành tựu của nông nghiệp Quảng Trị, đó là năm 2014 lần đầu tiên sản lượng lương thực đạt 27 vạn tấn. Diện tích lúa chất lượng cao đạt 14 ngàn ha. Diện tích ngô gần 4 ngàn ha, lạc 4,3 ngàn ha, sắn 12 ngàn ha, rau đậu các loại 5,5 ngàn ha.
Cây công nghiệp dài ngày như cao su gần 20 ngàn ha, cà phê gần 5 ngàn ha, hồ tiêu gần 2,5 ngàn ha. Trong lĩnh vực chăn nuôi đàn trâu 25 ngàn con, bò hơn 53 ngàn con, đàn heo 270 ngàn con. Lĩnh vực lâm nghiệp diện tích rừng sản xuất 115 ngàn ha, trong đó có hơn 10 ngàn ha rừng được cấp chứng chỉ FSC.
Trong lĩnh vực thủy sản khai thác đạt 30 ngàn tấn/năm, các cảng cá, khu dịch vụ hậu cần nghề cá Cồn Cỏ, Cửa Việt, Cửa Tùng hoạt động hiệu quả...
Tất cả tạo nguồn nguyên liệu ổn định cho công nghiệp chế biến nông lâm sản Quảng Trị phát triển với một loạt hệ thống nhà máy...
Tuy nhiên, để khai thác và phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của tỉnh cũng như góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng chiều sâu, hiệu quả, ông Bài đề nghị, tại Quảng Trị các doanh nghiệp quan tâm đầu tư vào các lĩnh vực (gồm 14 danh mục khuyến khích đầu tư):
Trước hết là khuyến khích đầu tư sản xuất lúa chất lượng cao quy mô từ 50 ha trở lên. Sản xuất ngô theo cánh đồng mẫu lớn từ 20 ha trở lên.
Sản xuất rau củ quả sạch theo tiêu chuẩn VietGAP quy mô 2 ha trở lên. Sản xuất chế biến tiêu thụ mủ cao su, hồ tiêu. Sản xuất chế biến dược liệu.
Chăn nuôi theo hình thức trang trại. Bảo quản chế biến nông lâm thủy sản. Xây dựng cải tạo lò giết mổ gia súc, gia cầm tập trung.
Đầu tư khôi phục, phát triển sản phẩm nghề truyền thống ở nông thôn. Xử lý ô nhiễm môi trường, thu gom xử lý nước thải, khí thải, chất thải rắn. Tư vấn dịch vụ nghiên cứu, ứng dụng chuyển giao tiến bộ KHKT vào sản xuất nông nghiệp và ngành nghề dịch vụ nông thôn.
Với những lĩnh vực nội dung đầu tư mà doanh nghiệp được ưu tiên thì phải có dự án, đề án có cấp thẩm quyền phê duyệt, có hợp đồng liên kết với nông dân để sản xuất chế biến tiêu thụ sản phẩm...
Tuy còn những thắc mắc, băn khoăn nhưng các doanh nghiệp kỳ vọng Nghị định 210 sớm đi vào cuộc sống, từ đó tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội khu vực nông thôn.
Có thể bạn quan tâm
Đồng Tháp Mười có hệ thống rừng tràm phong phú, cung cấp nguồn thức ăn dồi dào cho ong, nên việc nuôi ong của người dân giảm được chi phí thức ăn. Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Tân Công Sính đã thành lập mô hình nuôi ong lấy mật và hỗ trợ vốn cho nhiều hội viên tham gia nuôi ong, giúp cho nhiều người ổn định cuộc sống và làm giàu.
Sáng ngày 27/02, Doanh nghiệp tư nhân Tân Tài Lộc tổ chức buổi ra mắt trang trại chăn nuôi bò sữa theo hướng hiện đại chuyên nghiệp. Đến tham quan trang trại có ông Trần Văn Chuyện - Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Sóc Trăng, cùng đại diện lãnh đạo các sở, ban ngành tỉnh và lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Xuyên.
Theo thống kê của Cục BVTV (Bộ NN&PTNT), hiện cả nước có 129 cơ sở sản xuất, sang chai, đóng gói và hơn 32.000 cửa hàng, đại lý buôn bán thuốc BVTV. Qua thanh, kiểm tra hàng năm, cơ quan chức năng vẫn phát hiện nhiều vi phạm trong hoạt động sản xuất, kinh doanh mặt hàng này.
Ngày 1-3-2015, tại TP Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) đã phối hợp với Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) tổ chức Hội nghị triển khai việc mua tạm trữ lúa, gạo vụ đông xuân 2014 - 2015 tại ĐBSCL theo Quyết định số 241/QĐ-TTg ngày 24-2-2015 của Thủ tướng Chính phủ (gọi tắt là Quyết định 241).
Thời gian đầu, cây lúa phát triển không khỏe như giống đối chứng OM4900, nhưng sau đó, ưu thế của giống lúa lai KC06-1 phát huy hiệu quả, lượng nhánh sinh sôi mạnh hơn, giúp số bông lúa trên bụi nhiều hơn, hạt chắc hơn, ít hạt lép. Nhưng điều anh ấn tượng là giống lúa này không bị bệnh đạo ôn, loại bệnh phổ biến ở vùng đồng bằng sông Cửu Long.