Thanh Long Ép Lúa, Thiệt Hại Khó Lường

Những năm gần đây, nông dân huyện Châu Thành (Long An), chú trọng chuyển đổi từ cây lúa sang trồng thanh long với lợi nhuận cao hơn trồng lúa gấp 2-3 lần.
Tuy nhiên, việc trồng cây thanh long tự phát đã và đang đặt ra vấn đề cần giải quyết sự hài hòa của môi trường xung quanh.
Ông Huỳnh Tấn Phát ngụ xã Thanh Phú Long, huyện Châu Thành cho biết, gia đình ông có 5 công đất, hàng chục năm nay ông sản xuất lúa hai vụ. Tuy nhiên, thời gian gần đây nhất là vụ lúa đông xuân và hè thu vừa qua, gia đình ông gặp nhiều khó khăn trong việc chăm sóc cây lúa. Do những hộ dân xung quanh họ chuyển sang trồng cây thanh long, nên ruộng lúa của ông luôn đối mặt với việc thiếu nước trầm trọng. Ông cho biết, cứ mỗi vụ lúa là ông phải mất từ 3- 4 đợt bơm nước, mỗi đợt bơm nước như vậy chỉ giữ nước được trong chân rộng khoảng 1-2 ngày, do ruộng lúa nhà ông nằm cạnh vườn thanh long vừa mới trồng nên có nước bao nhiêu thì rút hết xuống rãnh sâu.
Nhiều hộ dân trồng lúa ở các xã Phước Tân Hưng, Thanh Phú Long, Dương Xuân Hội... cũng gặp cảnh tương tự. Chị Huỳnh Uyển Trang, xã Tân Phước Tây (Châu Thành) cho biết, ruộng lúa nhà chị bị vườn thanh long bao vây tứ phía, vụ lúa đông xuân vừa rồi chị đánh liều xuống giống mấy công đất ở ấp 7, Phước Tân Hưng, thu hoạch không được bao nhiêu. Vụ hè thu này chị tiếp tục xuống giống, đến nay lúa đã vàng đuôi, chuẩn bị thu hoạch mà kêu máy gặt không thể vào được, do tứ phía là vườn thanh long. “Tới đây, khi lúa chín phải cắt bằng tay, sau đó ôm ra lộ để tuốt, tốn kém rất nhiều so với trước đây” - chị Trang lo âu.
Bà Nguyễn Thị Tâm (ấp 5, xã Phước Tân Hưng) cho biết, bây giờ chỉ mong chủ vườn thanh long cho mượn đường để máy gặt đập liên hợp vào tới ruộng, vì các chủ vườn sợ máy đi qua sẽ làm đất vườn bị giẻ, sạt mương nước...
Một lo ngại nữa của người trồng lúa là việc các chủ vườn xông đèn cho thanh long trái vụ có thể ảnh hưởng đến việc thụ phấn của cây lúa.
Một số cán bộ ngành trồng trọt tỉnh Long An cho biết: Những thiệt hại của người trồng lúa bên cạnh vườn thanh long là có cơ sở. Khi ruộng lúa ở cạnh vườn thanh long thì nước sẽ thẩm thấu xuống rãnh nước của vườn thanh long và nông dân trồng lúa phải tốn chi phí bơm nước nhiều hơn bình thường. Muốn khắc phục được tình trạng này, nông dân phải đắp bờ bao cứng, chắc hoặc phải chuyển đổi cây trồng cho phù hợp..
Có thể bạn quan tâm

Đối với những thị trường nhập khẩu (NK) thủy sản khó tính như EU và Nhật Bản, liên tục phát hiện mức dư lượng kháng sinh quá quy định sẽ là điểm trừ trong bài toán mở rộng thị trường xuất khẩu (XK) ở đây.

Khổ sở với đồng lương ba cọc ba đồng không đủ chi tiêu, đặc biệt là khi giá cả ngày càng leo thang, không ít công chức đã quyết định nghỉ việc về trồng rau sạch bán kiếm sống.

Là một nông dân “chính hiệu”, quanh năm gắn chặt với ruộng đồng, khi đã ở vào cái tuổi “xưa nay hiếm”, ông vẫn trăn trở với niềm đam mê cây gốc ghép, mong muốn tạo ra những cây giống có chất lượng, phục vụ bà con nông dân. Ông là Nguyễn Văn Ngãi – thôn Nhật Chiêu 7, xã Liên Châu (Yên Lạc - Vĩnh Phúc).

Huyện Nga Sơn (Thanh Hóa) có khoảng hơn 1.100 ha nuôi ngao. Do vùng bãi triều của huyện sâu, dốc, lầy bùn... nên người nuôi phải đầu tư nhiều hơn vùng khác để cải tạo bãi; hơn nữa, tỷ lệ phơi bãi thấp, thức ăn không đầy đủ nên thời gian nuôi ngao của địa phương thường từ 16 đến 17 tháng (bình thường 14 - 15 tháng)...

Hiệp hội Rau quả Việt Nam (Vinafruit) dự kiến, kim ngạch xuất khẩu trái cây và rau năm 2014 sẽ đạt khoảng 1,2 tỷ USD. Con số này sẽ tiếp tục tăng nếu chúng ta biết khai thác tốt nguồn lợi từ mặt hàng này.