Thanh Long Đổ Đầy Đường
Một tháng nay, thanh long Bình Thuận rớt giá thê thảm. Hàng dạt trước kia vẫn bán được thì nay người dân chở ra đổ đầy 2 bên quốc lộ.
Thời điểm này, tại các điểm thu mua ở tỉnh Bình Thuận, thanh long ruột trắng loại lớn giá chỉ 4.000-5.000 đồng, loại nhỏ 2.000 đồng và loại dạt còn từ 1.000- 1.500 đồng.
Tại Km10 Quốc lộ 1 và trên tỉnh lộ 707 thuộc xã Phú Lâm và xã Mương Mán, huyện Hàm Thuận Nam, thanh long bị vứt bỏ chất thành đống. Người dân cho hay đây là hàng dạt, bị đốm, nấm, mốc. Trước kia, loại thanh long như vậy vẫn bán được, nay rớt giá quá nên bẻ bỏ cho bò ăn, nhiều quá bò ăn không hết thì chở ra đổ bỏ ngoài đường.
Chị Nguyễn Thị Lan, nông dân huyện Hàm Thuận Nam, buồn bã nói: “Hàng dạt thì chỉ bán được 1.000 đồng/kg trong khi thuê nhân công bẻ đã tốn tới 500 đồng/kg, chưa kể chi phí tiền thuốc, phân bón, điện nước nên người trồng lỗ nặng”.
Lý giải chuyện thanh long rớt giá, anh Trần Văn Hải, chủ một cơ sở thu mua thanh long ở huyện Hàm Thuận Nam, cho biết: Thương lái Trung Quốc không “ăn hàng” nên thanh long chở sang bị tồn lại rất nhiều. Mỗi ngày chở sang hàng trăm xe mà thương lái chỉ thu mua nhỏ giọt. Giá thanh long rớt không chỉ nông dân điêu đứng mà tiểu thương cũng thiệt hại rất nhiều.
Có thể bạn quan tâm
Về TGST, giống lúa SV 181 là 100 - 103 ngày trong khi các giống khác dài hơn 5 - 7 ngày. Ngoài ra, SV 181 cứng cây, chống chịu tốt với gió.
Thông tin từ Chi cục Thú y tỉnh Thái Bình, tính đến hết ngày 7-5 dịch bệnh đốm trắng trên tôm sú và tôm thẻ phát sinh tại hai xã Thái Đô (huyện Thái Thụy) và Đông Minh (Tiền Hải) có diễn biến phức tạp. Diện tích ao nuôi có tôm chết là 4,274 ha với số lượng giống thả là 2,215 triệu con.
Giữ vị trí lớn thứ 2 thế giới về xuất khẩu gạo, thứ 5 về xuất khẩu chè và thứ 4 về xuất khẩu tôm, song, những ngôi vị huy hoàng này đang có nguy cơ tuột khỏi Việt Nam. Thiếu thông tin, tổ chức sản xuất yếu là nguyên nhân chính.
Cao su liên tục rớt giá mạnh khiến từ nông dân cho tới doanh nghiệp điêu đứng, thậm chí phải chặt bỏ hoặc rao bán.
Dù chỉ chăn nuôi heo ở quy mô nhỏ lẻ, nhưng nhiều hộ nông dân tại xã Quảng Trị (huyện Đạ Tẻh, tỉnh Lâm Đồng) đã biết liên kết với nhau để cùng mua cám với số lượng lớn. Sự liên kết này đã giúp họ mua được cám với giá rẻ của đại lý, nên chi phí chăn nuôi giảm và lợi nhuận tăng đáng kể.