Phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700 ha

Các mô hình liên kết sản xuất trên các loại cây ăn trái được ngành nông nghiệp tỉnh quan tâm phát triển như mô hình liên kết sản xuất chôm chôm với diện tích 300ha ở huyện Chợ Lách;
Mô hình liên kết sản xuất bưởi da xanh diện tích 70ha ở huyện Giồng Trôm, mô hình liên kết sản xuất nhãn ở huyện Bình Đại diện tích 736ha.
Năm 2016, tỉnh Bến Tre phấn đấu tăng diện tích vườn cây ăn trái lên 27.700ha, sản lượng ước đạt 334.700 tấn trái cây các loại.
Diện tích tăng thêm tập trung ở huyện Chợ Lách, Châu Thành, Mỏ Cày Bắc, Giồng Trôm và Bình Đại.
Bên cạnh việc hỗ trợ nhà vườn chăm sóc vườn cây ăn trái, phòng trừ sâu bệnh, dịch hại, ngành nông nghiệp tỉnh cũng tăng cường chỉ đạo nhà vườn sản xuất rải vụ để tiêu thụ thuận lợi, gia tăng thu nhập.
Có thể bạn quan tâm

Với vẻ mặt đầy phấn khởi, anh Tuân cho biết: "Từ nay đến thời điểm thu hoạch rộ măng cụt, tôi còn thu được từ 900kg đến 1 tấn nữa và chỉ cần giá bán từ 15.000 tới 20.000 đồng/kg tôi sẽ có mức lãi 80 – 90 triệu đồng."

Khi màn sương còn giăng trên các sườn núi, ánh mặt trời còn khuất sau những mái lá thì nhiều nhà vườn đã tất bật chở những giỏ dâu chín mọng vừa hái xuống tận chân núi Cấm (Tịnh Biên - An Giang) để giao cho các chủ vựa. Đó là một ngày bận rộn của người dân nơi đây khi mùa dâu về trên xứ núi.

Đã 10 ngày nay, tại cửa khẩu Tân Thanh, không có lô hàng hoa quả nào nhập vào Việt Nam, bà Nguyễn Thị Hà, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật vùng 7 cho biết.

Trong 2 tháng qua, cơ quan chức năng 7 tỉnh miền Trung đã kiểm tra, xử phạt các doanh nghiệp, cá nhân hơn 350 triệu đồng vì vi phạm trong sản xuất, kinh doanh phân bón.

Nuôi rắn mối thành công, anh Thuyết tiếp tục xây chuồng nuôi rắn hổ hành bằng phương pháp khá đơn giản, nhưng có giá bán lên tới 400.000 đồng mỗi kg thịt thương phẩm.