Thanh Long Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước
Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…
Hà Nội thị trường tiềm năng
Thời gian qua, thanh long Bình Thuận đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong cả nước, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Sở Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình và tạo thuận lợi để doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các kênh phân phối trong nước như chợ đầu mối chuyên doanh rau quả tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội Lâm Đồng, Khánh Hòa...
Tại Hà Nội, qua làm việc và khảo sát thực tế cho thấy, lượng thanh long của Bình Thuận chủ yếu tập trung về Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội ) khá nhiều nhờ mặt bằng rộng, thuận lợi cho khâu tiếp nhận hàng vận chuyển bằng xe container…
Chợ đầu mối Long Biên nằm trong khu vực đông dân cư, mặt bằng chật hẹp nên việc tiếp nhận và phân phối trái cây chủ yếu được trung chuyển bằng các xe tải nhỏ dưới 5 tấn. Lượng thanh long về chợ này chủ yếu được chuyển đến từ Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, hoặc nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận qua các xe tải liên tỉnh.
Theo nhận định của Sở Công Thương Hà Nội, với dân số đạt trên 7,2 triệu người, ngoài ra còn khoảng trên 2 triệu lượt người qua lại làm ăn, học tập và du lịch (theo kết quả điều tra năm 2013), thì nhu cầu tiêu thụ quả thanh long ở Hà Nội là khá lớn với trên 1.700 tấn/ngày.
Thanh long Bình Thuận cùng thanh long các tỉnh Long An, Tiền Giang đang được người dân Hà Nội mua qua các kênh chợ đầu mối hoa quả và các siêu thị. Qua đánh giá người Hà Nội đều cho rằng thanh long Bình Thuận chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm.
Nhiều việc cần làm
Đến nay, thanh long Bình Thuận đã có mặt ở 15 quốc gia, nhưng gần 80% bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trung Quốc cũng đang phát triển hàng chục ngàn ha thanh long ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Điều này có nghĩa thanh long Bình Thuận đang chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hướng xuất khẩu thanh long sang những thị trường khác ngoài Trung Quốc còn phụ thuộc nhiều yếu tố và điều kiện, bởi cái khó bên cạnh những rào cản về chất lượng sản phẩm còn là việc vận chuyển theo đường biển hoặc hàng không. Vì vậy, việc chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.
Theo Đề án nghiên cứu mở rộng thị trường thanh long, hiện còn nhiều việc phải làm sớm. Cụ thể, tại khu vực bán buôn như các chợ đầu mối, nên đưa loại thanh long có mẫu mã tương đối đẹp nhằm tạo uy tín sản phẩm thanh long Bình Thuận.
Về giá cả, cần tính toán phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa một cách ổn định. Ở khu vực bán lẻ, các doanh nghiệp Bình Thuận cần liên kết với các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố để thực hiện tốt khâu phân phối thanh long với hình dáng, mẫu mã và giá cả phù hợp, ổn định.
Còn theo đề nghị tại các siêu thị, các doanh nghiệp Bình Thuận cần tiếp cận trực tiếp với siêu thị để hai bên ký hợp đồng mua bán. Thanh long cần dán tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận để khẳng định thương hiệu và uy tín đối với người tiêu dùng.
Có thể bạn quan tâm
Trong bối cảnh nhiều sản phẩm nông nghiệp đang loay hoay tìm thị trường tiêu thụ thì thời gian gần đây, sản phẩm nhãn Idor của huyện Châu Thành (Đồng Tháp) đã thâm nhập được vào một số thị trường khó tính như: Mỹ, Anh. Sự kiện này đánh dấu một bước tiến mới đối với ngành nông nghiệp tỉnh nhà.
Nguyên nhân là do nhiệt độ ban ngày tăng cao và trong thời gian dài khiến cho khả năng kháng bệnh của tôm giảm. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Trà Vinh cho biết, dù bố trí lịch thả giống chậm hơn mọi năm và khuyến cáo nông dân chuẩn bị kỹ điều kiện nuôi nhưng mấy ngày qua, tôm nuôi trên địa bàn vẫn bị chết hàng loạt.
Ở phía Bắc, cá chép, cá trắm giòn… không còn xa lạ nhưng với nông dân miền Tây, đây là loài nuôi hoàn toàn mới. Tuy nhiên, qua nắm bắt thông tin kỹ thuật, tìm tòi học hỏi tài liệu, ông Phạm Đăng Thập (phường Mỹ Thạnh, TP. Long Xuyên, tỉnh An Giang) đã thành công khi đem cá chép giòn về nuôi thương phẩm.
Cần đổi mới công nghệ bảo quản hải sản mới nâng cao được chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế. Trong ảnh: Cá ngừ (bò) được bốc lên xe đưa vào nhà máy chế biến thủy sản.
Các hộ nuôi cá lóc đang đối mặt với nguy cơ thua lỗ vì giá đang giảm thấp, môi trường nuôi ngày một xuống cấp, chi phí đầu tư tăng cao