Thanh Long Bình Thuận Mở Rộng Thị Trường Tiêu Thụ Trong Nước
Trái thanh long Bình Thuận ngoài xuất khẩu, thì nhiều người dù ở vùng miền nào trong nước cũng đều ít nhiều biết đến và thích dùng. Vậy nên, nhu cầu tổ chức tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa đang mở ra nhiều triển vọng thúc đẩy tiêu thụ mặt hàng này…
Hà Nội thị trường tiềm năng
Thời gian qua, thanh long Bình Thuận đã có mặt hầu hết trên các thị trường trong cả nước, tuy nhiên sản lượng vẫn chưa nhiều, còn bấp bênh, giá cả không ổn định. Sở Công Thương đã tổ chức nhiều chương trình và tạo thuận lợi để doanh nghiệp liên doanh, liên kết với các kênh phân phối trong nước như chợ đầu mối chuyên doanh rau quả tại TP. Hồ Chí Minh, Hà Nội Lâm Đồng, Khánh Hòa...
Tại Hà Nội, qua làm việc và khảo sát thực tế cho thấy, lượng thanh long của Bình Thuận chủ yếu tập trung về Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam (Khu đô thị Đền Lừ, phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, Hà Nội ) khá nhiều nhờ mặt bằng rộng, thuận lợi cho khâu tiếp nhận hàng vận chuyển bằng xe container…
Chợ đầu mối Long Biên nằm trong khu vực đông dân cư, mặt bằng chật hẹp nên việc tiếp nhận và phân phối trái cây chủ yếu được trung chuyển bằng các xe tải nhỏ dưới 5 tấn. Lượng thanh long về chợ này chủ yếu được chuyển đến từ Trung tâm kinh doanh chợ đầu mối phía Nam – Hà Nội, hoặc nhận trực tiếp từ các doanh nghiệp thanh long Bình Thuận qua các xe tải liên tỉnh.
Theo nhận định của Sở Công Thương Hà Nội, với dân số đạt trên 7,2 triệu người, ngoài ra còn khoảng trên 2 triệu lượt người qua lại làm ăn, học tập và du lịch (theo kết quả điều tra năm 2013), thì nhu cầu tiêu thụ quả thanh long ở Hà Nội là khá lớn với trên 1.700 tấn/ngày.
Thanh long Bình Thuận cùng thanh long các tỉnh Long An, Tiền Giang đang được người dân Hà Nội mua qua các kênh chợ đầu mối hoa quả và các siêu thị. Qua đánh giá người Hà Nội đều cho rằng thanh long Bình Thuận chất lượng tốt, được người tiêu dùng tín nhiệm.
Nhiều việc cần làm
Đến nay, thanh long Bình Thuận đã có mặt ở 15 quốc gia, nhưng gần 80% bán sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch. Trung Quốc cũng đang phát triển hàng chục ngàn ha thanh long ở các tỉnh Quảng Đông, Quảng Tây. Điều này có nghĩa thanh long Bình Thuận đang chịu áp lực cạnh tranh khốc liệt.
Theo Hiệp hội Thanh long Bình Thuận, hướng xuất khẩu thanh long sang những thị trường khác ngoài Trung Quốc còn phụ thuộc nhiều yếu tố và điều kiện, bởi cái khó bên cạnh những rào cản về chất lượng sản phẩm còn là việc vận chuyển theo đường biển hoặc hàng không. Vì vậy, việc chú trọng mở rộng thị trường tiêu thụ nội địa trong điều kiện hiện nay là rất cần thiết.
Theo Đề án nghiên cứu mở rộng thị trường thanh long, hiện còn nhiều việc phải làm sớm. Cụ thể, tại khu vực bán buôn như các chợ đầu mối, nên đưa loại thanh long có mẫu mã tương đối đẹp nhằm tạo uy tín sản phẩm thanh long Bình Thuận.
Về giá cả, cần tính toán phù hợp nhằm đẩy mạnh tiêu thụ thanh long tại thị trường nội địa một cách ổn định. Ở khu vực bán lẻ, các doanh nghiệp Bình Thuận cần liên kết với các doanh nghiệp ở các tỉnh, thành phố để thực hiện tốt khâu phân phối thanh long với hình dáng, mẫu mã và giá cả phù hợp, ổn định.
Còn theo đề nghị tại các siêu thị, các doanh nghiệp Bình Thuận cần tiếp cận trực tiếp với siêu thị để hai bên ký hợp đồng mua bán. Thanh long cần dán tem chỉ dẫn địa lý Bình Thuận để khẳng định thương hiệu và uy tín đối với người tiêu dùng.
Related news
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo phòng, chống hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh tôm chứa tạp chất tỉnh Cà Mau, qua công tác rà soát và tuyên truyền vận động, trên 1.200 cơ sở thu mua, sơ chế nguyên liệu thuỷ sản trong tỉnh ký cam kết không thực hiện hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và không thu mua, sơ chế, vận chuyển, kinh doanh tôm có chứa tạp chất. Ðồng thời, có trên 20 doanh nghiệp ký cam kết không thu mua, chế biến tôm có chứa tạp chất.
Đó là đề xuất của ông Lê Minh Trượng, giám đốc Công ty lương thực Sông Hậu, tại cuộc họp với lãnh đạo TP Cần Thơ về giải quyết hàng tồn kho ngày 19/6.
Hiền tính, dễ nuôi, phù hợp với điều kiện ở địa phương nên rắn ri tượng là loài động vật đang được người dân trong huyện U Minh lựa chọn để tạo thêm nguồn thu nhập, có không ít hộ giàu lên từ loài vật nuôi này. Hiện nay một số địa phương cũng hình thành tổ nuôi rắn, với quy mô hàng chục hộ liên kết nhau, số lượng rắn lên đến vài trăm con. Việc thành lập tổ nuôi rắn còn giúp nông dân trao đổi kinh nghiệm và dễ tìm đầu ra với số lượng lớn, giúp người nuôi an tâm.
Tôm thẻ chân trắng rớt giá, dịch bệnh xuất hiện trên diện rộng, tôm xuất khẩu nhiễm dư lượng kháng sinh Oxytetraxycline… Những vấn đề này hiện thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà quản lý, người nuôi tôm trên cả nước.
Từ khi còn làm lái xe tắc-xi, rong ruổi khắp nơi, anh Nguyễn Ngọc Thức đã khát khao tìm được việc gì đó để có thể làm giàu trên quê hương mình. Sau một thời gian tìm hiểu, năm 2008, anh quyết tâm kinh doanh mô hình nuôi bồ câu Pháp. Ban đầu, với chút vốn liếng giành giụm được và sự hỗ trợ của gia đình, anh Thức mua 400 cặp bồ câu giống với giá 300.000 đồng/cặp về nuôi thử. Một thời gian sau, thấy có triển vọng, anh quyết định mở rộng kinh doanh, mạnh dạn vay vốn từ nhiều nguồn để phát triển con giống.