Lâm Đồng gia tăng diện tích cà chua bị sâu xanh gây hại
Hiện cả tỉnh Lâm Đồng có 2.434ha cà chua; ngoài sâu xanh, loại cây trồng này còn bị nhiễm bệnh đốm lá vi khuẩn 404ha, bệnh mốc sương nhiễm 33,4ha, bệnh héo xanh nhiễm 33ha. Hai địa phương có cà chua bị bệnh nhiều nhất là Đơn Dương và Đức Trọng.
Cũng theo Chi cục BVTV Lâm Đồng, đặc điểm gây hại của sâu non là thường ăn vào lá non, sau đó cắn chui vào quả từ cuống; các lá và chùm hoa cà chua bị sâu non ăn có thể bị gãy. Khi bị sâu xanh tấn công, quả non mới hình thành thường bị rụng, quả lớn hơn có thể thối và cũng bị rụng.
Chi cục BVTV Lâm Đồng đã đưa ra biện pháp phòng trừ sâu xanh hại cà chua: Ngoài việc làm kỹ đất, trồng cây với mật độ hợp lý, bón phân cân đối, thường xuyên kiểm tra đồng ruộng... bà con nông dân cần đặc biệt lưu ý hạn chế phun các loại thuốc để bảo tồn các loài thiên địch như bọ rùa, nhện, ong ký sinh, chuồn chuồn...
Cùng đó, khi phát hiện có nhiều sâu xanh mới nở, bà con nên luân phiên sử dụng một số loại thuốc như Chlorantraniliprole (DuPontTM PrevathonR 5SC), Diafenthiuron (Pegasus 500SC, Pesieu 500SC), Matrine (Kobisuper 1SL, Sokupi 0.36SL), Spinosad (Success 25SC)... để phun diệt.
Đồng thời, Chi cục còn lưu ý: “Để phòng trừ có hiệu quả, cần phát hiện sớm ở giai đoạn sâu non chưa đục vào quả; sau khi thấy trứng trưởng thành xuất hiện từ 4 - 10 ngày, cần theo dõi và phòng trừ khi sâu non mới nở. Trong thời kỳ thu hoạch, nên dùng các loại thuốc BVTV có nguồn gốc sinh học, thảo mộc; và thời gian cách ly ngắn”.
Có thể bạn quan tâm
Theo ông Trần Tự, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật thị xã Ninh Hòa (Khánh Hòa), toàn thị xã hiện có khoảng 1.700ha mía bị bệnh trắng lá, tăng mạnh so với năm ngoái, tỷ lệ phổ biến 5% - 10%, có nơi trên 50% và đang lan rộng.
Các cơ sở chế biến chủ yếu phát triển theo kiểu tự phát, chỉ mới dừng lại ở công đoạn sơ chế, nên hiệu quả không cao. Mặt khác, trong quy trình sản xuất chưa xử lý tốt nước thải, ảnh hưởng đến môi trường và nguồn lợi thủy sản quanh vùng. Để nghề chế biến mang lại hiệu quả kinh tế, việc áp dụng quy trình chế biến là điều cần thiết.
Tại Bến Tre, Ban Quản lý Dự án “Hợp tác tăng cường phát triển ca cao bền vững ở Việt Nam” vừa tổ chức Hội thảo “Bài học kinh nghiệm tại Bến Tre và các giải pháp phát triển ca cao bền vững cho khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL)”.
Mặc dù đã có nhiều doanh nghiệp (DN) sản xuất thực phẩm sạch, đảm bảo ATTP nhưng việc tiêu thụ lại không dễ ngay cả khi người tiêu dùng sẵn sàng bỏ ra nhiều tiền hơn để có được những sản phẩm này.
Nhằm hỗ trợ doanh nghiệp (DN) đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Phi, Tây Á, Nam Á, Bộ Công Thương đã phối hợp với các thương vụ Đại sứ quán Việt Nam triển khai hàng loạt giải pháp: Cập nhật thông tin về nhu cầu, chính sách nhập khẩu các nước trong khu vực; giới thiệu tiềm năng xuất khẩu thủy - hải sản của Việt Nam...