Thanh Long Bình Thuận: Chưa Có Mặt Ở Nhiều Siêu Thị
Sản lượng thanh long Bình Thuận mỗi năm khoảng 500.000 tấn, nhưng tiêu thụ thị trường nội địa chỉ khoảng 15 - 20% sản lượng.
Bước đầu thanh long Bình Thuận có mặt tại một số siêu thị lớn của một số tỉnh, thành, song lượng không nhiều. Qua khảo sát thì tại siêu thị Big C (thành phố Hồ Chí Minh) mỗi năm tiêu thụ khoảng 300 tấn, trong đó có thanh long Bình Thuận do DNTN Rau quả Bình Thuận cung cấp.
Gần đây có khả năng tiêu thụ 7 tấn/tuần. Hệ thống siêu thị Co.op Mart thành phố Hồ Chí Minh tiêu thụ ít hơn khoảng 2 - 4 tấn/tháng, chủ yếu là hàng loại 2, 3... Siêu thị Fivi Mart tại Hà Nội tiêu thụ khoảng 7 tấn/tuần, có thanh long ruột đỏ và thanh long ruột trắng, nhưng phần lớn là thanh long có xuất sứ tại Tiền Giang...
Siêu thị Maximart, tiêu thụ 3,5 tấn/tuần chủ yếu là thanh long xuất xứ từ tỉnh Long An, Khánh Hòa. Siêu thị Citimart, Vinatex-mart, hệ thống siêu thị của Tổng công ty thương mại Sài Gòn, hệ thống siêu thị của Tổng công ty thương mại Hà Nội, siêu thị Intimex Việt Nam, hệ thống siêu thị của Tổng công ty TNHH nhà nước MTV thực phẩm Hà Nội… chưa mua, bán thanh long Bình Thuận mà chỉ tiêu thụ thanh long các tỉnh Long An, Tiền Giang, Ba Vì - Hà Nội.
Từ cuộc khảo sát trên cho thấy thanh long bán tại các siêu thị được lấy từ nhiều nguồn. Các doanh nghiệp Bình Thuận chưa tiếp cận trực tiếp với các siêu thị để tiếp thị sản phẩm nên các siêu thị chủ yếu lấy hàng từ các đơn vị buôn bán, nậu vựa tại chợ đầu mối. Các siêu thị yêu cầu doanh nghiệp thanh long tiếp cận với siêu thị để ký hợp đồng cung ứng thanh long với số lượng, giá cả ổn định, chất lượng tốt.
Riêng các siêu thị khu vực Hà Nội và các tỉnh phía Bắc đề nghị doanh nghiệp thanh long Bình Thuận tập trung cung ứng cả 2 loại thanh long ruột trắng và thanh long ruột đỏ cho các hệ thống siêu thị của Tổng công ty thương mại Hà Nội. Ngoài ra, cần quảng bá thương hiệu thanh long Bình Thuận tại siêu thị bằng nhiều hình thức, trong đó chú trọng giới thiệu lợi ích của việc sử dụng thanh long, cách chế biến…
Thanh long Bình Thuận đang chịu sự cạnh tranh gay gắt với các loại cây trái của vùng nhiệt đới. Tuy nhiên, do thanh long rất có lợi cho sức khỏe, sắc đẹp… nên người tiêu dùng đang có xu hướng dùng nhiều thanh long, nhất là người tiêu dùng phía Bắc.
Nguồn bài viết: http://www.baobinhthuan.com.vn/kinh-te/thanh-long-binh-thuan-chua-co-mat-o-nhieu-sieu-thi-72400.html
Có thể bạn quan tâm
Ngay khi vừa thu hoạch mía, ông Nguyễn Chánh ở thôn Thọ Lộc, xã Tịnh Hà (Sơn Tịnh) đã không một chút đắn đo khi phá bỏ ruộng mía để trồng mì, tỉa đậu. Ông Chánh là một nông dân gắn bó lâu đời với cây mía mấy chục năm qua, chẳng còn thiết tha với cây mía.
Với mục đích liên kết, hỗ trợ nhau về vốn, kỹ thuật, con giống; trao đổi những kinh nghiệm hay, cùng hợp tác mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh… những người cùng chung nghề chăn nuôi đã tìm đến với nhau để xây dựng các mô hình kinh tế hiệu quả cao.
Những năm qua nhờ phát triển cây cao su nên cuộc sống của nhiều hộ gia đình ở Quảng Trị đã được nâng lên đáng kể. Thế nhưng, thời gian gần đây giá mủ cao su giảm mạnh đã làm cho người trồng cao su phải lao đao. Trước thực trạng đó Sở Nông nghiệp và PTNT cùng với các công ty chế biến cao su trong tỉnh đã chủ động tìm hướng đi mới, đồng hành cùng người dân vượt qua giai đoạn khó khăn tạm thời, hướng đến sự phát triển bền vững...
Huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị hiện có trên 4.800 ha cà phê chè catimor, trong đó có gần 4.500 ha đang trong thời kỳ cho thu hoạch. Với doanh thu bình quân hàng năm trên 300 tỷ đồng, cây cà phê đã mang đến cho người dân địa phương nhiều điều tốt đẹp, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói giảm nghèo bền vững.
Doanh số cho vay của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Chi nhánh Thái Nguyên là 5.810 tỷ đồng; tổng dư nợ đến ngày 31-12-2014 là 4.146 tỷ đồng, chiếm 73,2% tổng dư nợ. Trong đó, doanh nghiệp vay 617 tỷ đồng; hộ sản xuất vay 3.529 tỷ đồng với 49.786 khách hàng.