Thành lập quỹ phát triển ngành điều

Xuất khẩu điều của Việt Nam liên tiếp nhiều năm qua đều đứng hạng thứ nhất trên thế giới. Tuy nhiên, ngành điều hiện vẫn tồn tại nhiều bất cập như: Thiếu nguyên liệu; số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu quá nhiều dẫn tới cạnh tranh không lành mạnh, chất lượng sản phẩm xuất khẩu không đồng đều, làm thiệt hại chung cho toàn ngành...
Với thực tế này Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) đã đề xuất Bộ NN&PTNT xem xét thông qua chủ trương thành lập Quỹ hỗ trợ liên kết sản xuất và xuất khẩu điều. Theo đó, Quỹ được thành lập với nguồn thu từ 4 nguồn: Hỗ trợ của Nhà nước, phần thu trên đầu tấn xuất khẩu của tất cả doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều, nguồn tài trợ và nguồn thu khác.
Quỹ sẽ có Ban điều hành và Quy chế quản lý riêng theo đúng quy định của pháp luật. Khoảng 50% kinh phí của Quỹ được đề nghị dùng hỗ trợ cho chương trình thâm canh cải tạo vườn điều và nghiên cứu giống, hỗ trợ nông dân trồng điều; phần còn lại chi cho việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình công nghệ, chế tạo thiết bị chế biến điều, nâng cao chất lượng sản phẩm và an toàn vệ sinh thực phẩm trong khâu chế biến, xúc tiến thương mại và phát triển thị trường trong nước.
Năm 2015, Bộ NN&PTNT sẽ hỗ trợ Vinacas kinh phí khoảng 1 tỉ đồng cho dự án khuyến nông ghép cải tạo vườn từ năm 2015-2016. Vinacas đã thuê chuyên gia đánh giá độc lập kết quả dự án khuyến nông của Hiệp hội năm 2014 và chủ động triển khai nhanh 100 điểm ghép cải tạo với tổng nguồn vốn 1 tỉ đồng từ kinh phí của Hội trong năm nay.
Tính đến hết tháng 6, Việt Nam đã xuất khẩu được 149.961 tấn điều trị giá 1,08 tỉ USD, tăng 13,7% về lượng và 28% về trị giá. Hoa Kỳ, Trung Quốc và Hà Lan vẫn duy trì là 3 thị trường nhập khẩu điều lớn nhất của Việt Nam.
Có thể bạn quan tâm

Với diện tích thả nuôi năm 2014 gần 603 ha, huyện Tam Nông được xem là “thủ phủ” tôm càng xanh (TCX) tại Đồng Tháp.

Nói đến cá bông lau, người ta nghĩ ngay đến sông Vàm Nao. Đây là đoạn sông lớn nhất nối sông Tiền với sông Hậu, gắn với nhiều câu chuyện huyền bí của dân “bà cậu”. Xem săn cá bông lau, rồi chế biến ngay trên dòng sông Hậu, kết hợp với tự tay hái bắp, bẻ cà, thu hoạch ấu… đang trở thành tour du lịch thú vị với những người yêu sông nước.

Nghề nuôi trồng thủy sản của tỉnh Bắc Giang đang phát triển mạnh. Sản lượng năm 2014 đạt hơn 29,5 nghìn tấn, đứng đầu khu vực trung du miền núi phía Bắc. Toàn tỉnh đã hình thành nhiều khu nuôi thâm canh và bán thâm canh, khu sản xuất hàng hóa tập trung.

Tàu câu cá ngừ đạt sản lượng quá ít, lỗ vốn. Đành chịu! Nhưng một số tàu câu được nhiều cá lại bán không trôi, cũng lỗ vốn. Ngư dân Phú Yên “sốc”! Điều gì đang xảy ra ở nơi “thủ phủ” nghề câu cá ngừ đại dương? Sự thể là do chất lượng cá kém, do giá cá ngừ đã và đang trên đà lao dốc, xuất khẩu giảm sâu.

Chiều 7/4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Nguyễn Thanh Hùng chủ trì cuộc họp bàn về quy hoạch chi tiết nuôi, chế biến cá tra trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, định hướng đên năm 2025.